-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm
Nguyên nhân tử vong của bệnh nhi trên là do rối loạn chuyển hóa axit béo bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Rối loạn chuyển hóa axít béo là một trong 2 phổ của rối loạn chuyển hóa bẩm sinh ở trẻ.
Quy trình tiêm chủng an toàn do Bộ Y tế quy định bao gồm 3 giai đoạn: Trước, trong và sau khi tiêm chủng. |
Đây là một trong những bệnh lý bẩm sinh hiếm gặp chỉ có thể phát hiện khi xét nghiệm bằng các xét nghiệm chuyên sâu. Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là nhóm bệnh do thiếu hụt các enzym, receptor, protein vận chuyển hoặc các yếu tố đồng vận trong quá trình chuyển hóa axit amin, axit béo và axit hữu cơ.
Từ đó, bệnh làm thay đổi các chu trình tổng hợp hoặc thoái hóa của các chất trong cơ thể, tạo thành các sản phẩm bất thường gây ngộ độc cho tế bào, suy chức năng các cơ quan. Nếu không được cứu chữa kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong.
Trước đó, ngày 8/9, sản phụ Đ.T.Y (sinh năm 1991, ở xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) nhập viện mang song thai 38 tuần lần 3 trên IVF (thụ tinh trong ống nghiệm).
Sản phụ được mổ lấy song thai vào 7 giờ 30 phút ngày 9.9. Hai bé trai chào đời có cân nặng lần lượt là 2,9kg và 3kg. Sau sinh, sản phụ và các bé hoàn toàn khỏe mạnh.
Khoảng 10 giờ ngày 10/9, hai bé được tiêm vắc xin viêm gan B. Tuy nhiên, đến 11 giờ 45 phút, một bé đột ngột tím tái, xuất hiện khó thở, suy hô hấp và tử vong ngay sau đó.
Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, cháu bé sơ sinh thứ 2 cũng xuất hiện triệu chứng tương tự nên đã lập tức được chuyển về Bệnh viện Nhi Trung ương.
Hiện, các thông số về mặt hô hấp và tim mạch của cháu bé sơ sinh thứ 2 đã ổn định. Tuy nhiên, theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, không thể tiên lượng được đối với bệnh lý rối loạn chuyển hóa bẩm sinh axít béo chuỗi dài.
Ngành y tế tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục làm việc với đoàn chuyên gia của Bệnh viện Nhi Trung ương nhằm phân tích lại quá trình diễn biến của 2 cháu bé này.
Đồng thời, thành lập các Hội đồng chuyên môn có thành phần từ nhiều cơ quan, trong đó có chuyên gia của Bệnh viện Nhi Trung ương để xem xét, đánh giá lại sự việc, gồm quy trình khám, chữa bệnh và các quy trình công tác của Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc.
Bên cạnh đó, ngành Y tế tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh tiến hành điều tra làm rõ sự việc. Các kết luận sẽ được công khai, bảo đảm khách quan, chính xác và minh bạch.
Trước đó, về vụ việc trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin viêm gan B, Bộ Y tế yêu cầu tổ chức điều tra, họp hội đồng chuyên môn để đánh giá vụ việc, khắc phục sự cố sau vụ việc một trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin viêm gan B tại Vĩnh Phúc.
Đồng thời, Bộ này cũng yêu cầu địa phương rà soát lại quy trình tiêm chủng và xử trí phản ứng sau tiêm chủng để chấn chỉnh hoạt động tiêm chủng trên địa bàn. Tổ chức tập huấn lại cho các cán bộ tiêm chủng trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Được biết, quy trình tiêm chủng an toàn do Bộ Y tế quy định bao gồm 3 giai đoạn: Trước, trong và sau khi tiêm chủng.
Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của nhân viên y tế để cung cấp cho người tiêm chủng và người giám hộ những thông tin đầy đủ về tác dụng, lợi ích và những rủi ro có thể xảy ra khi tiêm vắc-xin, kiểm tra vắc-xin trước khi tiêm để đảm bảo đầy đủ hạn sử dụng, liều lượng và đường tiêm.
Người đến tiêm chủng cần trải qua quy trình khám sàng lọc để đánh giá thể trạng, đo huyết áp, nghe tim phổi, nhịp thở, được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phù hợp.
Tại phòng tiêm, các điều dưỡng sẽ kiểm tra thông tin để đảm bảo chính xác người được tiêm chủng và giới thiệu chi tiết về vắc-xin, bao gồm các thông tin như tên vắc-xin, tác dụng phòng bệnh, nhà sản xuất, nơi sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, liều dùng, đường dùng và tính toàn vẹn của vắc-xin thông qua tình trạng trực tiếp của vỏ hộp, lọ, xi-lanh chứa vắc-xin và dung môi.
Tại phòng tiêm người được tiêm được hướng dẫn đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát rất cẩn thận về hạn sử dụng của vắc-xin. Hạn sử dụng được xác định bằng ngày tháng trên vỏ hộp do nhà sản xuất ghi.
Nếu chỉ có thông tin về tháng hết hạn trên vỏ hộp, hạn sử dụng sẽ được tính vào ngày cuối cùng của tháng đó. Nếu lọ vắc-xin xem xét trên mặt cảm quan có vẩn đục, lắng cặn, màu sắc và dung tích bất thường, tuyệt đối không được sử dụng. Người dùng có thể giữ vỏ hộp giấy của vắc-xin để lưu giữ và tham khảo hướng dẫn sử dụng.
Trong quá trình tiêm chủng, nhân viên y tế cần tuân thủ các bước theo quy trình tiêm chủng an toàn nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo an toàn và tính hiệu quả cao của vắc-xin. Quá trình gồm có 8 bước:
Bước 1: Rửa, khử khuẩn, vô trùng tay trước khi tiếp xúc với vắc-xin. Điều này đảm bảo rằng bất kỳ vi khuẩn hoặc vi sinh vật có thể bám trên tay đều bị loại bỏ, giảm thiểu tối đa nguy cơ bị nhiễm.
Bước 2: Thực hiện thao tác kiểm tra, đối chiếu các thông tin về vắc-xin với khách hàng. Quy trình này được sự chứng kiến của ít nhất 3 bên gồm điều dưỡng chính, điều dưỡng phụ và khách hàng. Nếu khách hàng không có thắc mắc và đồng ý tiêm, điều dưỡng tiếp tục thực hiện các bước sau..
Bước 3: Điều dưỡng mở lọ chứa vắc-xin.
Bước 4: Kiểm tra và sử dụng nước hồi chỉnh cùng loại (nếu có).
Bước 5: Sau khi xác nhận nước hồi chỉnh là chính xác, nhân viên y tế hút dung môi vào ống tiêm và pha trộn với vắc-xin (nếu có). Đây là bước quan trọng trong quá trình này vì nó đảm bảo vắc-xin được pha trộn tốt và sẵn sàng để tiêm.
Bước 6: Trước khi tiêm vắc-xin, nhân viên y tế sát trùng vùng da để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Bước 7: Vắc-xin được tiêm cho khách hàng
Bước 8: Xác nhận với Khách hàng đã tiêm hết vắc-xin, tiến hành tiêu huỷ kim tiêm và dán urgo bảo vệ.
Để đảm bảo chất lượng, theo quy định của các hãng sản xuất, vắc-xin phải được bảo quản trong kho bảo quản vắc-xin đạt chuẩn dây chuyền lạnh Cold chain, với nhiệt độ phù hợp tương ứng với từng loại vắc-xin theo yêu cầu của nhà sản xuất.
Để đảm bảo an toàn sau khi tiêm, người được tiêm cần được giám sát tại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi và phát hiện các dấu hiệu bất thường như nôn trớ, thở khò khè, da mẩn đỏ hoặc thở nhanh, từ đó kịp thời xử trí, khắc phục tình trạng phản ứng.
Nếu không có phản ứng bất thường, nhân viên y tế sẽ kiểm tra thân nhiệt, vết tiêm và hỏi phản ứng trước khi ra về. Tại nhà, gia đình cần tiếp tục theo dõi sức khỏe của người tiêm trong vòng 24 - 48 giờ, bao gồm kiểm tra thân nhiệt, nhịp thở, tình trạng tỉnh táo, ăn uống và giấc ngủ.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào không bình thường, gia đình nên đưa người được tiêm đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả