
-
Những hình ảnh, tư liệu quý của ngành ngân hàng ra mắt người dân TP.HCM
-
UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO
-
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn
-
Phát hành trái phiếu quý I/2025 thấp nhất 5 năm, riêng phát hành ra công chúng tăng tới 68%
-
NCB ghi nhận hơn 125 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025 nhờ chiến lược mới -
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu
Ông có nhận xét gì về sự thay đổi của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong vài năm trở lại đây?
Kể từ lần đầu tiên đến làm việc tại Việt Nam vào năm 2000 đến nay, tôi đã chứng kiến rất nhiều thay đổi tích cực của ngành ngân hàng Việt Nam. Chỉ nhìn lại 2 năm qua cũng có thể thấy, công tác quản lý và giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống ngân hàng đã tốt hơn nhiều. Nhiều ngân hàng đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ xấu, áp dụng những phương thức quản trị rủi ro tốt hơn, đồng thời nâng cao hệ thống và quản lý.
Việt Nam đang quay lại chu kỳ tăng trưởng tín dụng và các ngân hàng giờ đây đã rút ra được bài học từ quá khứ. Họ cũng nên cẩn trọng khi phân bổ rủi ro đối với các ngành có yếu tố chu kỳ như bất động sản.
![]() |
Ông Dennis Hussey, Tổng giám đốc Ngân hàng ANZ tại Việt Nam và Giám đốc khu vực Tiểu vùng sông Mekong |
Theo ông, sự hình thành AEC tạo ra những điều kiện thuận lợi nào cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng?
Ngân hàng được coi là ngành cần được xem xét thận trọng dưới góc độ của AEC và cũng chưa hoàn toàn được tự do hóa trong bối cảnh hiện tại. Có một thực tế là, các ngân hàng trong khối ASEAN chưa hoàn toàn sẵn sàng để có thể cạnh tranh với nhau. Hướng đi cho các ngân hàng Việt Nam là chuyển đổi sang Basel II (thậm chí là chuyển đổi trực tiếp sang Basel IV), tăng cường nền tảng vốn và tiếp tục cải thiện hoạt động. Việc sáp nhập, hợp nhất (M&A) các ngân hàng trong nước có khả năng tiếp tục diễn ra.
Điểm đáng chú ý nữa là, AEC đặt hội nhập thị trường vốn là mục tiêu quan trọng. Điều này thực sự sẽ có lợi cho các nước ASEAN trong việc hỗ trợ vốn đầu tư dài hạn và Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư trong khu vực. Một cách gián tiếp, việc này có lợi cho các ngân hàng, khi nguồn vốn dài hạn sẽ chuyển từ thị trường ngân hàng vào thị trường vốn, giải phóng nguồn vốn ngân hàng để có thể tự do phát triển các danh mục cho vay vào các ngành khác của nền kinh tế.
Khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới và AEC cùng lúc thúc đẩy dòng chảy tự do của hàng hóa và dịch vụ trong khu vực, theo ông, liệu có sự gia tăng các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam không và điều này có tạo áp lực cho ANZ không?
Cạnh tranh đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ tại Việt Nam, với biên lợi nhuận rất hẹp đối với các khách hàng vay có lịch sử tín dụng tốt nhất so với các thị trường khác trong khu vực. Tại Việt Nam đã có rất nhiều ngân hàng nước ngoài đến từ khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi cũng nhận thấy một số ngân hàng mới đến từ các nước trong khu vực ASEAN và một số mối quan tâm từ các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á đối với thị trường đang phát triển này. Chúng tôi hoan nghênh sự cạnh tranh và sẽ phấn đấu không ngừng nghỉ để cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

-
NCB ghi nhận hơn 125 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025 nhờ chiến lược mới -
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu -
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng” -
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng -
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng -
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort