
-
Đầu tư IPA báo lãi giảm mạnh, tiền cho Trustlink vay tăng lên 1.220 tỷ đồng
-
DIC Holdings tiếp tục duy trì mô hình thâm hụt vốn trong quý I/2025
-
Tập đoàn Bảo Việt báo lãi ròng tăng 14,6%, tài sản xấp xỉ 10 tỷ USD
-
Quốc Cường Gia Lai báo lãi 8 tỷ đồng trong quý I/2025
-
Vinhomes lãi lớn trong quý I/2025 nhờ các dự án tại Hải Phòng và Hưng Yên -
Ô tô TMT ghi nhận lãi tăng trong quý I/2025 nhờ tiết giảm chi phí
Tăng giải ngân vào cổ phiếu
Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC), công ty do SCIC sở hữu 100% vốn, ghi nhận kết quả kinh doanh kém sáng so với cùng kỳ. Nửa đầu năm 2020, doanh thu của SIC giảm hơn 1/3 so với cùng kỳ chỉ đạt xấp xỉ 44 tỷ đồng. Nguyên nhân chính bởi doanh thu bán các khoản đầu tư chỉ thu về 17,2 tỷ đồng, thấp hơn hẳn mức doanh thu hơn 37 tỷ đồng cùng kỳ. Tiền lãi từ đầu tư trái phiếu tăng nhưng lãi tiền gửi cũng giảm tương ứng nên không bù đắp được nhiều cho doanh thu kỳ này.
Đầu tư SCIC đang sở hữu danh mục đầu tư khá đa dạng, từ tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi cổ phiếu, trái phiếu… với tổng giá trị hơn 950 tỷ đồng. Trong 1.049 tỷ đồng tổng tài sản của SIC, giá trị các khoản đầu tư tài chính (không bao gồm tiền và tương đương tiền) đang chiếm gần 91% và tăng hơn 50 tỷ đồng sau 6 tháng. Danh mục đầu tư đang mở rộng hơn về các tài sản có tính rủi ro cao hơn, trong khi giảm đầu tư vào tiền gửi và cổ phiếu.
Cụ thể, trong nửa đầu năm 2020, giá trị đầu tư vào các cổ phiếu (không kể phần vốn góp tại công ty liên kết) tăng 26 tỷ đồng so với cuối năm trước, đạt xấp xỉ 268 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, SIC đã bán toàn bộ khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, trị giá 99 tỷ đồng. Lượng tiền gửi ngân hàng đến 30/6 cũng giảm từ 292 tỷ đồng xuống 268 tỷ đồng. Quy mô tiền gửi bị thu hẹp cùng mặt bằng lãi suất hạ xuống thấp hơn từ 1-2% so với cuối năm 2019 ở hầu khắp các ngân hàng thương mại, doanh thu từ lãi tiền gửi mà SIC nhận được trong nửa đầu năm là hơn 8,9 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ.
Công ty đầu tư tài chính này còn đang có sẵn gần 120 tỷ đồng tiền và tương đương tiền có thể nhanh chóng để giải ngân đầu tư tiếp. Chỉ trong nửa đầu năm, lượng tiền này đã giảm 150 tỷ đồng. Ngoài do giải ngân thêm vào cổ phiếu, tiền và tương đương tiền trong kỳ còn giảm do SIC dành ra khoản tiền để chi trả cổ tức cho công ty mẹ SCIC (hơn 83 tỷ đồng).
Nguồn vốn chính của SIC đến từ 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ do SCIC góp vào. SIC khá hạn chế trong việc vay nợ. Khoản vay ngân hàng đã giảm từ 49 tỷ đồng xuống 12 tỷ đồng vào cuối quý II/2020. Chi phí lãi vay hàng năm của công ty thường chỉ ở mức vài trăm triệu đồng.
Sau khi trừ đi các khoản chi phí, lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm 2020 cũng giảm hơn 39% xuống còn 31,1 tỷ đồng. So với kế hoạch 120,45 tỷ đồng doanh thu và 85,45 lãi trước thuế, SIC đến nay cũng chỉ mới hoàn thành lần lượt 36% và 38% so với mục tiêu cả năm. Với tình hình trên, kết quả kinh doanh năm nay có thể lần đầu ghi nhận mức suy giảm sau nhiều năm tăng trưởng.
![]() |
Kết quả kinh doanh Đầu tư SCIC - Đvi: tỷ đồng |
Chờ hái quả từ đầu tư Cảng Mipec
Ngoài đầu tư vào danh mục cổ phiếu, SIC còn có một khoản đầu tư dài hạn vào dự án Cảng Mipec thông qua việc sở hữu cổ phần của công ty liên kết CTCP Cảng Mipec. SIC đã đầu tư từ cuối năm 2017 thông qua việc nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ CTCP giao nhận vận tải ngoại thương Việt Nam (mã VNT). Giá trị đầu tư của SIC vào công ty liên kết là 190 tỷ đồng.
Một trong những mục tiêu mà SIC đề ra cho năm 2020 là quản trị vốn vào dự án Cảng để đảm bảo việc xây dựng Cảng sớm kết thúc và đưa vào hoạt động ở năm nay. Thực tế, sau 3 năm ở giai đoạn đầu tư, dự án của Cảng Mipec cũng đã chính thức đi vào hoạt động với lễ đón chuyến tàu đầu tiên cập cảng được tổ chức hôm 19/6.
Theo định hướng đề ra, công ty vẫn sẽ đẩy mạnh tìm kiếm cơ hội đầu tư, lựa chọn hình thức hợp tác an toàn, hiệu quả. Cụ thể, theo kế hoạch đầu tư phát triển năm 2020, SIC hướng đến nghiên cứu đầu tư đối với những doanh nghiệp dự án/sản phẩm dự án có tính thanh khoản tốt, dự án bất động sản có dòng tiền hay các doanh nghiệp đã cơ bản hoàn thành các thủ tục, các sản phẩm bất động sản (có thể gắn với xây dựng trụ sở), các dự án hạ tầng giao thông, phát triển bất động sản khu dân cư, văn phòng và bất động sản nghỉ dưỡng ở những vị trí tốt.
Năm 2019, SIC có khoảng 35 nhân sự công tác. Với kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh và lần đầu tiên vượt trên 100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, quỹ lương của SIC cũng tăng lên đáng kể. Theo số liệu SIC công bố hồi tháng 5/2020 (chưa được chủ sở hữu phê duyệt), thu nhập bình quân của người lao động xấp xỉ 45,18 triệu đồng/người/tháng, cao hơn gần 5 triệu đồng so với kế hoạch. Đối với người quản lý chuyên trách, mức thu nhập trung bình là 45,9 triệu đồng/người/tháng, lại thấp hơn kế hoạch đề ra (47,1 triệu đồng/người/tháng).
Theo kế hoạch đặt cho năm 2020, SIC dự kiến sẽ có 33 nhân sự lao động; 4,5 quản lý chuyên trách và 2 người quản lý không chuyên trách.

-
Quốc Cường Gia Lai báo lãi 8 tỷ đồng trong quý I/2025 -
Lãi SAM Holdings trong quý I/2025 giảm 79,6%, về 5,66 tỷ đồng -
SAGS thu được bao nhiêu từ dịch vụ phục vụ mặt đất? -
Lãi Vĩnh Hoàn tăng 13,8% trong quý I/2025, lên 193,06 tỷ đồng -
Vinhomes lãi lớn trong quý I/2025 nhờ các dự án tại Hải Phòng và Hưng Yên -
Coteccons ghi nhận doanh thu quý III tăng 7,2%, lên 5.003 tỷ đồng -
Ô tô TMT ghi nhận lãi tăng trong quý I/2025 nhờ tiết giảm chi phí
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025