-
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI
Ông Trần Thanh Phong, Giám đốc Công ty Truyền tải điện 2 (PTC2) đã trao đổi về thực tế này trong điều kiện giãn cách xã hội và cách ly được thực hiện tại Đà Nẵng.
Trung tâm điều hành của PTC2 cũng như Trạm biến áp 500 kV Đà Nẵng nằm trên địa bàn phải thực hiện cách ly để phòng chống dịch covid-19. PTC2 đã triển khai các giải pháp nào để hệ thống truyền tải điện được đảm bảo vận hành tuyệt đối an toàn, nhất là đối với những khu vực cấp điện cho các bệnh viện, các trung tâm kiểm soát dịch bệnh?
Đơn vị quán triệt tới người lao động phải chấp hành đầy đủ các quy định của Chính phủ, địa phương, các cơ quan y tế cũng như hướng dẫn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia. Cụ thể, để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, các địa điểm làm việc đều được phun thuốc sát khuẩn, kiểm soát người lạ ra vào, khai báo y tế rõ ràng. Các trang bị cá nhân cho người lao động làm việc như khẩu trang, nước sát khuẩn, tấm chống giọt bắn… đều được cấp đầy đủ.
Cán bộ, công nhân viên thực hiện khai báo y tế đầy đủ.
Đối với lưới điện, Đà Nẵng và miền Trung đều dùng điện lưới quốc gia. TP. Đà Nẵng được cung cấp bởi các trạm biến áp 500 kV Đà Nẵng và 2 trạm biến áp 220 kV là Ngũ Hành Sơn và Hòa Khánh. Không riêng gì thời điểm dịch covid mà tất cả thời gian trong năm, việc đảm bảo cung cấp điện liên tục từ lưới điện quốc gia luôn phải đặt lên hàng đầu, bởi chỉ một trục trặc nhỏ hay một sự cố nhỏ của lưới điện quốc gia cũng đều có thể gây mất điện diện rộng. Vì thế, việc vận hành 24/24 trong toàn bộ 365 ngày trong năm được đặt lên hàng đầu chứ không riêng dịch covid này.
PTC2 thực hiện ứng dụng công nghệ ra sao để điều hành, xử lý công việc trong bối cảnh dịch bệnh phải hạn chế tối đa lượng người làm việc trực tiếp, thưa ông?
Với lực lượng trực vận hành các trạm biến áp 500kV và 220kV ở khu vực Đà Nẵng và các khu vực mà PTC2 quản lý, bao gồm 17 trạm biến áp (TBA), công ty đã đưa các TBA này vào “trạng thái cô lập” để đảm bảo sức khỏe và đảm bảo nguồn nhân lực vận hành lưới điện. Cụ thể toàn bộ lực lượng gồm 105 người ứng trực TBA đã được đưa vào “cô lập” từ 21 giờ ngày 27/7/2020; các trạm còn lại của khu vực từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Kon Tum bắt đầu từ 7 giờ ngày 28/7 cũng được đưa vào cô lập và thực hiện 4 tại chỗ, đó là chỉ huy tại chỗ, nhân lực tại chỗ, hậu cần tại chỗ để đảm bảo được an toàn, sức khỏe và đủ nhân lực vận hành.
Các trạm truyền tải của PTC2 thực hiện cô lập, chỉ huy tại chỗ, nhân lực tại chỗ, hậu cần tại chỗ để đảm bảo vận hành an toàn lưới điện |
Các Đội đường dây ở khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam và khu vực lân cận như Thừa Thiên Huế, khu vực Lăng Cô cũng được huy động tập trung để hạn chế đi lại theo chỉ đạo của Thủ tướng và lãnh đạo TP, Đà Nẵng. Đa số cán bộ CNV của đơn vị này đều ở Đà Nẵng và Quảng Nam, số lượng tập trung khoảng 100 người.
Lực lượng lao động gián tiếp được bố trí chủ yếu làm việc ở nhà. Ở đơn vị, lực lượng cần thiết tối đa cũng chỉ 50% quân số nhằm giãn cách xã hội, hạn chế di chuyển.
Tất cả các lực lượng của PTC2 đều thực hiện nghiêm các Thông báo Khẩn số 15,16,17,18 của Bộ Y tế, lập biểu khảo sát toàn bộ cán bộ nhân viên nhằm rà soát người có đến các địa điểm mà Bộ Y tế đã khuyến cáo để cho cách ly làm việc tại nhà.
Đối với lực lượng tư vấn giám sát Dự án đường dây 500 kV Mạch 3 có số lượng lên đến khoảng 300 lượt người từ Quảng Bình đến Kon Tum cũng đều được trang bị khẩu trang, tấm chắn và cán bộ tư vấn giám sát được yêu cầu đảm bảo giữ đúng khoảng cách tối thiểu khi đi làm tại hiện trường.
Về áp dụng công nghệ, người lao động được huấn luyện, trang bị đầy đủ các phương tiện về máy tính, điện thoại thông minh để đủ điều kiện làm việc tại nhà. Ở các địa điểm làm việc, nơi ăn ở tập trung của người lao động cũng đã sử dụng robot và flycam để phun thuốc để đảm bảo được diện rộng cũng như những nơi chi tiết nhất mà không ảnh hưởng đến người vận hành thì đã đều được áp dụng và thực hiện từ giai đoạn 1, đến nay tiếp tục phát huy công nghệ này.
Ngoài ra, đối với các công nghệ quản lý vận hành lưới điện cũng như các TBA thì cũng được áp dụng các công nghệ như để quan sát đường dây thì áp dụng công nghệ camera lắp trên đường dây kế hợp với flycam rang bị cho toàn bộ các đội đường dây thì đều được phát huy và khai thác triệt để trong giai đoạn này.
Đơn vị đã có phương án chuẩn bị như thế nào để ứng phó với các tình huống diễn biến phức tạp khi dịch bệnh có thể kéo dài, thưa ông?
Công ty đã chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng các cơ sở vậ chất nhu yếu phẩm cho lực lượng vận hành có thể ăn ở tập trung, cô lập với môi trường bên ngoài. Xin nhấn mạnh là toàn bộ các đơn vị của PTC2 nằm trên 7 tỉnh, thành phố chứ không riêng gì Đà Nẵng.
Chúng tôi cũng xây dựng các tình huống kịch bản có thể xảy ra để ứng phó phù hợp, như trường hợp giả định thiếu đến 50% nhân lực vận hành đường dây cũng đã được xây dựng kịch bản và phương án xử lý cụ thể rồi.
Công ty cũng đã đào tạo cho đội ngũ kỹ thuật, kỹ sư dự phòng thay thế các ca trực thiếu trong lực lượng vận hành trạm, ngay từ tháng 3 và tháng 4 vừa qua và thường xuyên nắm bắt các tình hình. Công ty cũng thực hiện ngay công tác ăn ở tập trung, cô lập, tránh tiếp xúc của lực lượng vận hành. Những công việc này đã được chuẩn bị chu đáo và nếu trường hợp dịch covid kéo dài vẫn có thể đảm bảo được lực lượng để quản lý, vận hành tốt cho các đường dây 500 kV, 220 kV, đảm bảo thông suốt không để xảy ra sự cố. Và đặc biệt là các công tác sản xuất đều được tiến hành bình thường, tức là không để gián đoạn hay suy giảm họat động sản xuất của Công ty.
-
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
-
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo