-
Vingroup phát động chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh” nhằm giảm ô nhiễm không khí -
Phân cấp thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường -
Cơ hội để ngành điện giảm phát thải nhanh, tiết kiệm mà vẫn cung cấp điện ổn định -
Ban hành bộ chỉ số kiểm soát ô nhiễm biển -
Băng tan ở Nam Cực có thể "đánh thức" các ngọn núi lửa ngầm -
Hàng không Việt: Cần lực đỡ để theo đuổi chương trình nhiên liệu xanh
Sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất là một trong những yếu tố thúc đẩy Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới. Là động lực chủ yếu đóng góp vào GDP, lĩnh vực này tiếp tục tăng trưởng đáng kể bởi Việt Nam đang củng cố vị thế là một công xưởng sản xuất chi phí thấp của thế giới.
Tuy nhiên, để duy trì được sức cạnh tranh và tiếp tục phát triển, Việt Nam cần thích ứng với bối cảnh ngành sản xuất đang có những thay đổi đột phá, đặc biệt là trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Cách mạng Công nghiệp 4.0).
Ông Jun Shirota, Trưởng đại diện của MHI tại Việt Nam tin rằng các doanh nghiệp đóng một vai trò lớn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam để đáp ứng và theo kịp được với các yêu cầu của Cách mạng Công nghiệp 4.0. |
Lao động “Kiểu mới”: Tương lai của ngành công nghiệp sản xuất
Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến ngành sản xuất là chuyển đổi các nhà máy thành môi trường công nghệ cao với robot và máy móc hiện đại. Khoa học công nghệ được sử dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất sẽ tạo tiền đề cho nhiều việc làm mới, đồng thời thay đổi những việc làm hiện tại. Mở ra triển vọng tăng trưởng cho những người lao động “kiểu mới”.
Đây là một bước tiến để xóa bỏ ranh giới truyền thống giữa lao động “áo xanh” – lao động phổ thông tại nhà máy sản xuất và lao động “áo trắng” – giới công chức, nhân viên văn phòng. Những công việc kiểu mới này sẽ đòi hỏi không chỉ kiến thức chuyên môn, mà còn yêu cầu độ khéo léo, chính xác cao. Người lao động được kỳ vọng sẽ trở thành những chuyên gia và làm việc đa nhiệm – đơn cử, một chuyên gia về kỹ thuật hàn sẽ đồng thời đảm nhiệm vai trò kiểm định chất lượng.
Bên cạnh cơ hội, Cách mạng Công nghiệp 4.0 cũng đặt ra một thách thức lớn, đó là khoảng cách về kỹ năng chuyên môn đang ngày càng rộng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực sản xuất không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, tới năm 2020, hơn 1/3 các yêu cầu cốt lõi về chuyên môn của các ngành nghề sẽ thay đổi. Nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng 65% trẻ tiểu học ngày nay sẽ làm những công việc hoàn toàn mới trong tương lai. Trong khi hệ thống giáo dục hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng được những nhu cầu về kiến thức và kỹ năng đó.
Trong bối cảnh này, giáo dục có vai trò tối quan trọng. Hiểu rõ điều đó, chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chỉ đạo nhằm tăng cường năng lực tiếp cận Cách mạng Công nghiệp 4.0, bao gồm kế hoạch thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông, cũng như tăng cường đào tạo kỹ năng trong các trường dạy nghề giúp người lao động theo kịp các yêu cầu của Cách mạng Công nghiệp 4.0.
MHI Aerospace Việt Nam nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu về sản xuất cánh tà và cửa cho khoang chở hàng cho một trong những hãng sản xuất máy bay lớn nhất của Hoa Kỳ. Công nghệ sản xuất này được chuyển giao trực tiếp từ Nhật Bản. |
Vai trò của doanh nghiệp
Ở góc độ doanh nghiệp, việc hỗ trợ và triển khai thực hiện những nỗ lực này là vô cùng cấp thiết. Đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam, các công ty cần chủ động trong việc đào tạo lao động “kiểu mới”. Từ đó, mở rộng nguồn nhân lực lành nghề có thể đảm bảo tính liên tục trong hoạt động sản xuất.
Hợp tác với các cơ sở giáo dục dưới hình thức học bổng hoặc các chương trình hợp tác khác, là một trong những phương thức doanh nghiệp có thể thực hiện. Tập đoàn MHI đã thực hiện các chương trình dài hạn hỗ trợ cộng đồng địa phương nơi Tập đoàn hoạt động, trong đó có Việt Nam.
Cam kết của Tập đoàn MHI đối với sự phát triển xã hội Việt Nam cũng được thể hiện qua mối quan hệ hợp tác với các tổ chức giáo dục tại địa phương và các chương trình học bổng dành cho sinh viên Việt Nam có thành tích xuất sắc. |
Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam là thị trường mà chương trình học bổng của Tập đoàn hoạt động rất tích cực. MHI hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo để các sinh viên có cơ hội học tập tại Nhật Bản và thực tập tại Tập đoàn. Bên cạnh đó, hàng năm MHI cũng tài trợ cho các chương trình đào tạo liên kết, như chương trình trao đổi và đào tạo ngắn hạn cho sinh viên và giáo sư có thành tích xuất sắc. Một ví dụ khác là các hội thảo về công nghệ tiên tiến của Nhật Bản về năng lượng và hàng không – đây cũng là hai thế mạnh mà Tập đoàn MHI đang tập trung nghiên cứu và phát triển tại thị trường địa phương.
Bên cạnh đó, chuyển giao công nghệ cũng là một cách giúp nâng cao năng lực của người lao động. MHI có lợi thế thực hiện quy trình này một cách có hệ thống, bởi các nhà máy của Tập đoàn tại Việt Nam là một phần trong chuỗi cung ứng toàn cầu cho thiết bị hàng không và động cơ diesel của Tập đoàn. Các nhân viên được học hỏi chuyên môn và kinh nghiệm thực tế từ các thị trường khác như các kỹ năng, kiến thức và công nghệ mới giúp thúc đẩy Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Thông qua những nỗ lực này, Tập đoàn MHI hy vọng sẽ mang lại một giải pháp có lợi cả đôi bên để ngành sản xuất địa phương có thể đưa ra lời giải cho bài toán Cách mạng Công nghiệp 4.0. Thông qua hỗ trợ đào tạo nguồn lao động kiểu mới, Tập đoàn MHI đặt mục tiêu duy trì năng lực cạnh tranh trong sản xuất. Đồng thời, mong muốn tạo điều kiện để Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiếp cận các lợi ích của Cách mạng Công nghiệp 4.0 và thúc đẩy sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp sản xuất và nền kinh tế nói chung.
-
Ban hành bộ chỉ số kiểm soát ô nhiễm biển -
Nông dân “thở phào” với chính sách vay vốn mới -
Băng tan ở Nam Cực có thể "đánh thức" các ngọn núi lửa ngầm -
Hàng không Việt: Cần lực đỡ để theo đuổi chương trình nhiên liệu xanh -
Thêm công cụ tài chính để doanh nghiệp chuyển đổi xanh, phát triển bền vững -
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải tăng tốc, bứt phá trong năm 2025 -
Hãng bay Việt Nam đầu tiên sử dụng nhiên liệu “xanh” trên các chuyến bay từ châu Âu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/1 -
2 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
3 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
4 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
5 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam