-
Thách thức lớn khi đẩy mạnh đầu tư phát triển xanh -
Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng 2024: Vinh danh sáng kiến vì tương lai bền vững -
Vingroup và Vinachem hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh -
Đồng Tháp công bố Đề án Bảo tồn phát triển sếu đầu đỏ -
Lan tỏa những điều tử tế, Coteccons tiếp tục “xây” Tết cho hơn 18.500 công nhân cả nước -
Đến năm 2030, Hà Nội sẽ xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn
Tuy nhiên, tại Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP15) đang diễn ra ở Montreal (Canada), nỗ lực bảo tồn hệ sinh thái toàn cầu đã nhận được động lực mới sau khi có thêm 6 nước phát triển cam kết tăng các khoản hỗ trợ tài chính cho các nước thu nhập thấp hơn để giải quyết vấn đề này.
Ngày 15/12, Australia, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha và Mỹ đã đưa ra cam kết tăng viện trợ tài chính hỗ trợ các nước thu nhập thấp bảo tồn hệ sinh thái. Trước đó, Pháp, Đức, Liên minh châu Âu (EU), Anh và Canada đều điều chỉnh tăng cam kết viện trợ.
Cao ủy châu Âu về Môi trường, đại dương và nghề cá Virginijus Sinkevicius nhấn mạnh những cam kết mới này là một bước tiến vô cùng quan trọng, trong khi người đứng đầu bộ phận vận động toàn cầu của Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) Claire Blanchard cho rằng những cam kết mới và những cam kết hiện có là một tín hiệu tốt thể hiện ý chí chính trị rất cần thiết tại COP15.
Những cam kết trên được đưa ra trong bối cảnh hàng chục quốc gia đang phát triển trong đó có Brazil, Ấn Độ, Indonesia và nhiều quốc gia châu Phi đang tìm kiếm nguồn tài trợ tham vọng hơn từ các nước giàu cho đến năm 2030 là 100 tỷ USD/năm, tương đương 1% GDP toàn cầu, so với mức hiện nay là khoảng 10 tỷ USD/năm. Các nước đang phát triển cũng muốn có một quỹ đa dạng sinh học toàn cầu (GBF) mới để hỗ trợ các nước này thực hiện được các mục tiêu đề ra, ví dụ như thành lập các khu bảo tồn. Tuy nhiên, vấn đề này đang vấp phải sự phản đối của các nước phát triển. Thay vào đó, những nước giàu có đề xuất đảm bảo cơ chế tài chính hiện tại dễ tiếp cận hơn.
Phái đoàn các nước đang dự họp COP15 từ ngày 7-19/12 nhằm đạt được thỏa thuận khung kéo dài trong 10 năm hướng tới việc bảo vệ rừng, đại dương và các sinh vật trên khắp hành tinh. Tương lai của hành tinh đang gặp nguy và các hoạt động của con người gây phá hủy môi trường sống, ô nhiễm và dẫn tới cuộc khủng hoảng khí hậu đang đe dọa đẩy hàng triệu loài động, thực vật tới nguy cơ tuyệt chủng.
-
Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng 2024: Vinh danh sáng kiến vì tương lai bền vững -
Nông thôn mới tiếp tục là động lực phát triển kinh tế - xã hội -
Cần ít nhất 300 tỷ USD mỗi năm để ứng phó với tình trạng nóng lên toàn cầu -
Vingroup và Vinachem hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh -
Đồng Tháp công bố Đề án Bảo tồn phát triển sếu đầu đỏ -
Thúc đẩy chuyển đổi công nghệ làm mát bền vững và tiết kiệm năng lượng -
Lan tỏa những điều tử tế, Coteccons tiếp tục “xây” Tết cho hơn 18.500 công nhân cả nước
- Tận hưởng phong cách sống ý vị với thẻ thanh toán Techcombank Priority
- Eaton Park giành 2 chiến thắng tại Giải thưởng Bất động sản châu Á 2024
- Vietcombank dẫn đầu toàn diện danh sách bình chọn nhà tuyển dụng được ưa thích và nơi làm việc tốt nhất năm 2024
- "Xây Tết" của Coteccons được vinh danh giải thưởng Ý tưởng vì cộng đồng tại Human Act Prize 2024
- DXMD VietNam phân phối độc quyền khu căn hộ Stown Gateway
- VTC Academy ra mắt không gian học tập mới: Bước chuyển mình trong đào tạo nhân lực ngành công nghệ cao