
-
Bộ Công thương lưu ý doanh nghiệp kiểm soát xuất xứ nguyên vật liệu
-
Hưng Yên: Tăng trưởng GRDP quý I/2025 vượt so với kịch bản
-
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93%
-
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc, nhưng cần cẩn trọng với rủi ro bị Mỹ áp thuế đối ứng 46%
-
“Soi” tình hình thực hiện “khoán tăng trưởng” của các địa phương -
Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố, CPI tháng 2/2016 tăng 0,42% so với tháng trước, tăng 1,27% so với cùng kỳ năm trước và tăng 0,42% so với tháng 12 năm trước. Còn nếu chính bình quân, mức tăng CPI trong hai tháng đầu năm là 1,03%.
Tháng 2/2016 là tháng có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, với nhu cầu tiêu dùng tăng cao nên CPI tăng cũng là dễ hiểu.
Trong tháng này, báo cáo của Tổng cục Thống kê ghi nhận 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có mức tăng giá.
Cụ thể, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,98%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,15%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,45%.
Ngoài ra, thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,19%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,06%; giáo dục tăng 0,26%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,71%...
![]() |
Tổng cục Thống kê ghi nhận 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có mức tăng giá trong tháng 2/2016 |
Trong khi đó, có 3 nhóm hàng giảm giá trong tháng qua, là nhà ở và vật liệu xây dựng (giảm 0,41%); giao thông (giảm 3,96%); bưu chính - viễn thông (giảm 0,16%).
Tuy nhiên, tính chung, phân tích của Tổng cục Thống kê cho thấy, nguyên nhân khiến CPI tháng 2 rục rịch tăng chủ yếu là do chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0,66% - vì nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng, bên cạnh đó các thương lái thu gom lúa gạo cho hợp đồng xuất khẩu gạo sang Indonesia và Philippines.
Mặc dù vậy, nguyên nhân lớn nhất có lẽ thuộc về việc các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng khá cao do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm phục vụ Tết tăng cao, như thịt lợn, thịt bò, hải sản tươi sống với mức tăng từ 0,2% đến 0,4%.
Đặc biệt trong tháng 2 này, giá rau xanh tăng cao ở các tỉnh phía Bắc do nguồn cung hạn chế bị ảnh hưởng bởi thời tiết trước Tết rét đậm, rét hại trên toàn miền Bắc, ảnh hưởng tới CPI chung của cả nước.
Cũng vì nhu cầu tiêu dùng phục vụ Tết nguyên đán tăng nên giá các mặt hàng về đồ uống, thuốc lá tăng từ 0,5% đến 2%; giá một số mặt hàng quần áo, giày dép phục vụ thu đông tăng từ 0,2% đến 0,8%...
Trong khi đó, nguyên nhân khiến CPI giảm giá là do giá xăng giảm 1.320 đồng/lít, dầu diezen giảm 1.530 đồng/lít vào các ngày 19/1/2016 và ngày 3/2/2016, khiến chỉ số giá nhóm nhiên liệu giảm 8,81% so với tháng trước, góp phần giảm CPI chung khoảng 0,39%.
Giá sắt thép, giá gas giảm cũng làm giảm CPI chung của cả nước.
Quay trở lại với diễn biến CPI chung, dù CPI tháng 2 đã tăng 0,42% so với tháng 12 năm trước đã phản ánh khá rõ xu thế giá cả hàng hóa tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán, song đây vẫn là mức tăng khá thấp so với nhiều năm gần đây.
Chẳng hạn, năm 2008, mức tăng này lên tới 3,56%; năm 2011 tăng 2,09%; còn năm 2013 tăng 1,32%.
Tuy nhiên, nếu so với mức tăng âm 0,05% của 2 tháng đầu năm ngoái, cũng là hai tháng có kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Âm lịch, thì 0,42% là mức tăng đáng kể.
Dấu hiệu này cho thấy, lạm phát năm nay có thể sẽ không còn thấp như năm ngoái. Và vì thế, vẫn luôn phải cẩn trọng trong điều hành kiểm soát lạm phát.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho biết, lạm phát cơ bản tháng 2/2016 tăng 0,56% so với tháng trước, tăng 1,93% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, lạm phát cơ bản tháng 2/2016 so cùng kỳ năm trước tăng 1,93%, cao hơn mức 1,27% của lạm phát chung do mặt bằng giá các mặt hàng tính lạm phát chung (thuộc nhóm được loại trừ) thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 trong 10 năm gần đây
Đơn vị tính:%
Năm 2007 |
Năm 2008 |
Năm 2009 |
Năm 2010 |
Năm 2011 |
Năm 2012 |
Năm 2013 |
Năm 2014 |
Năm 2015 |
Năm 2016 |
|
CPI tháng 2 năm báo cáo so với tháng trước |
2,17 |
3,56 |
1,17 |
1,96 |
2,09 |
1,37 |
1,32 |
0,55 |
-0,05 |
0,42 |
CPI bình quân năm so với năm trước |
8,3 |
22,97 |
6,88 |
9,19 |
18,58 |
9,21 |
6,6 |
4,09 |
0,63 |
KH 5% |

-
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93% -
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc, nhưng cần cẩn trọng với rủi ro bị Mỹ áp thuế đối ứng 46% -
“Soi” tình hình thực hiện “khoán tăng trưởng” của các địa phương -
Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ -
CPI tháng 3/2025 giảm 0,03%, kéo CPI bình quân tăng chậm lại -
Tăng trưởng GDP quý I ước đạt 6,93%, cao nhất giai đoạn 2020-2025
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển