-
Tới 21h ngày 7/9: Quảng Ninh, Hải Phòng vẫn mất điện trên 95% -
Hà Nội: Gió giật và mưa, cây đổ nhiều nhưng chưa phải lúc bão Yagi mạnh nhất -
Bão Yagi đổ bộ, nhiều nơi bị mất điện -
Chờ bước đột phá của ngành đường sắt -
Sửa Luật Điện lực: Nhà đầu tư vẫn băn khoăn về điện mặt trời mái nhà -
Hà Nam: Bí thư Thành ủy Phủ Lý làm Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Nguyên nhân chính khiến CPI năm nay thấp vẫn là do giá xăng dầu giảm liên tục và giữ ở mức thấp, thưa bà?
Đúng vậy. Từ đầu năm 2015 đến tháng 10/2015, giá xăng dầu giảm nhiều đợt, không chỉ giảm giá thành sản xuất của nhiều ngành hàng sử dụng trực tiếp xăng dầu, mà cả các ngành hàng khác. Tính đến giữa tháng 10/2015, theo yêu cầu của liên bộ Tài chính - Giao thông, về cơ bản, các đơn vị kinh doanh vận tải đã kê khai giảm giá cước vận chuyển hành khách, hàng hóa phổ biến từ 3-5%.
Tôi cho rằng, thực hiện yêu cầu của liên bộ Tài chính - Giao thông - Vận tải, giá cước vận tải tiếp tục được điều chỉnh giảm sẽ góp phần không nhỏ trong việc kiềm chế CPI trong những tháng trước và sau Tết Nguyên đán - thời điểm CPI thường tăng cao nhất trong năm, góp phần thực hiện mục tiêu giữ CPI năm 2016 dưới 5% như Quốc hội đã đặt ra.
Bà Đỗ Thị Ngọc, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê |
Giá xăng dầu đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây và khó có thể tăng mạnh trở lại trong thời gian tới. Thưa bà, điều này tác động thế nào tới CPI năm 2016?
Giá dầu Brent năm 2015 bình quân khoảng 54,65 USD/thùng, giảm 45,6% so năm 2014 đã kéo giá xăng dầu trong nước giảm 24,76% so với năm 2014, đóng góp giảm CPI chung khoảng 1% (cả trực tiếp lẫn gián tiếp). Hiện tại, giá dầu thế giới đang ở mức rất thấp, tuy nhiên việc dự báo giá xăng dầu ở mức bao nhiêu cho năm 2016 cũng rất khó. Giả sử giá dầu Brent năm 2016 giảm xuống 25 USD/thùng hoặc tăng lên mức 50 USD/thùng so với hiện nay, thì sẽ ảnh hưởng đến CPI xung quanh mức +/-1%.
Ngoài nguyên nhân giá xăng dầu giảm mạnh, còn có nguyên nhân nào khiến lạm phát năm nay thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra là dưới 5%?
Còn có nhiều nguyên nhân khác kéo CPI xuống mức tăng thấp nhất trong nhiều năm gần đây.
Thứ nhất, nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào do sản xuất nông nghiệp được mùa và do chịu sự cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Ấn Độ.
Thứ hai, giá các mặt hàng thiết yếu khác trên thế giới khá ổn định, một số mặt hàng có xu hướng giảm mạnh như giá chất đốt, sắt thép… nên chỉ số giá nhập khẩu của các mặt hàng này năm 2015 giảm 5,82% so năm 2014.
Thứ ba, giá gas trong nước được điều chỉnh theo giá gas thế giới, bình quân năm 2015 giá gas giảm gần 20% so với năm trước.
Thứ tư, mức độ điều chỉnh giá của nhóm hàng do Nhà nước quản lý như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế thấp hơn so với năm trước. Năm 2015 giá dịch vụ y tế được điều chỉnh với mức độ thấp chỉ tác động đến CPI khoảng 0,07%, giá dịch vụ giáo dục tác động đến CPI khoảng 0,12%
Thứ năm, trong 2 năm gần đây, CPI tăng thấp, ngoài các nguyên nhân như đã đề cập, còn có yếu tố tâm lý, chi tiêu của người dân được tính toán kỹ hơn, cân nhắc hơn. Người cung cấp hàng hóa, dịch vụ cũng không tăng giá cao vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán hay các ngày lễ hội như những năm trước đây.
Và nguyên nhân cuối cùng phải kể đến là việc các bộ ngành, địa phương triển khai quyết liệt, có hiệu quả Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng, từ chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao năng suất lao động.
Thưa bà, với mức lạm phát thấp, nhiều người lo ngại giá điện được điều chỉnh tăng. Nếu giá điện tăng thêm 10 - 15% sẽ tác động thế nào đến CPI trong năm tới?
Ngày 16/3/2015, giá điện tăng thêm 7,5% đã tác động đến CPI khoảng 0,19%. Nhiều khả năng, giá điện sẽ được Chính phủ cân nhắc, tính toán để điều chỉnh tăng trong năm 2016. Nếu giá điện tăng thêm 10% - 15% sẽ tác động CPI chung khoảng 0,25% - 0,4%.
-
Khắc Phấn 10:01 | 26-12-2015Giá xăng dầu giảm lẽ ra giá điện phải giảm mới đúng quy luật thị trường. Trước đây, giá xăng dầu tăng thì ngành điện lấy lý do giá nhiên liệu chạy máy phát điện tăng để có cớ tăng giá điện. Qua bao lần giảm giá xang dầu mà giá điện không hề giảm, sang năm 2016 lại rục rịch tăng giá điện là phi lý. Do độc quyền nên ngành điện muốn tăng thì cứ việc kêu lỗ rồi sau đó tăng giá bán, khi lãi khủng lại đề nghị trích lãi chia lợi nhuận? Ở Việt Nam chưa bao giờ giảm giá điện, chỉ có tăng và tăng miết. Phải chăng tăng giá điện để bù vào khoản thiếu hụt do khai thác dầu khí bị lỗ lớn?0 thích
-
Bão Yagi đổ bộ, nhiều nơi bị mất điện -
Thủ tướng: Ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Nền kinh tế đã lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch -
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024 -
Chờ bước đột phá của ngành đường sắt -
Sửa Luật Điện lực: Nhà đầu tư vẫn băn khoăn về điện mặt trời mái nhà -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đón, hội đàm với Tổng thống Guinea-Bissau
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm -
3 Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
4 Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII -
5 Hơn 1 triệu tỷ đồng chờ bơm ra nền kinh tế: Kích tiêu dùng để đẩy tín dụng
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng