
-
EVNGENCO1 với mục tiêu doanh nghiệp số
-
Nhìn lại thị trường thương mại điện tử 2022: Năm bước ngoặt cho tăng trưởng bền vững
-
Hành trình của "những người hùng số"
-
ABB tiên phong hợp tác cùng các trường đại học hàng đầu Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
-
Ban hành Bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cơ sở giáo dục đại học -
Kinh tế số đóng góp 17% vào tăng trưởng GRDP của Đà Nẵng
Cục Công nghệ thông tin (CNTT), Bộ Y tế là một trong 7 cơ quan nhà nước được vinh danh chuyển đổi số xuất sắc tại Lễ trao giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020. Việc ứng dụng CNTT đặt nền móng cho sự phát triển y tế điện tử và chuyển đổi số y tế trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Sản phẩm phần mềm hồ sơ sức khỏe đã được Cục CNTT khởi động xây dựng vào tháng 6/2018 đến tháng 12/2018, và đã triển khai thí điểm thành công tại tỉnh Phú Thọ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Nghệ An, Bình Dương,...
![]() |
TTND. PGS. TS. Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Y tế nhận giải thưởng Chuyển đối số Việt Nam 2020. |
Việc xây dựng phần mềm hồ sơ sức khỏe xuất từ ý tưởng mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe điện tử đã được thai nghén từ rất lâu. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo Bộ Y tế sớm nghiên cứu, xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử cách đây nhiều năm.
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành trung ương (khóa XII) về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới được ban hành đã đưa ra các mục tiêu giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam.
Trong đó mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, 95% dân số được quản lý sức khỏe; 100% trạm y tế xã phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh lây nhiễm. Để đạt được muc tiêu này, Bộ Y tế đã triển khai nhiều giải pháp thực hiện, trong đó có việc triển khai đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý trạm y tế xã, quản lý tiêm chúng, quản lý bệnh tật, hồ sơ sức khỏe người dân gắn với quản lý thẻ, thanh toán bảo hiểm y tế.
Nhằm thiết lập hồ sơ sức khỏe điện tử đến từng người dân, đồng thời thực hiện cập nhật thông tin, chỉ số sức khỏe khi đi khám sức khỏe, chữa bệnh, ngày 12/11/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử.
Kế hoạch có 4 mục tiêu: xây dựng, hoàn thiện hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử, đảm bảo quản lý đầy đủ các thông tin quy định tại Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, cung cấp các giao diện tương tác với Bộ Y tế, Sở Y tế, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chuyên gia y tế và người dân; thu thập trực tiếp thông tin sức khỏe của người dân hoặc thu thập từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vào hồ sơ sức khỏe điện tử thông qua các tiêu chuẩn của ngành y tế đã ban hành bao gồm các tiêu chuẩn quốc tế HL7 và chuẩn định dạng dữ liệu đầu ra sử dụng trong quản lý, giám định và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo Quyết định số 4210/QĐ-BYT ngày 20/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử rất có ý nghĩa với người dân, với thầy thuốc, với công tác quản lý, với bảo hiểm y tế:
Thứ nhất, đối với người dân, hồ sơ sức khỏe điện tử giúp mỗi người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe của cá nhân được liên tục, suốt đời.
Thứ hai, hồ sơ sức khỏe điện tử cung cấp cho người thầy thuốc đẩy đủ thông tin về tiền sử bệnh tật, từ đó kết hợp với thăm khám hiện tại, có nhận định về sức khỏe của người bệnh toàn diện hơn, chuẩn đoán kịp thời, chính xác hơn, phát hiện bệnh sớm hơn, giảm bớt chi phí khám bệnh, chữa bệnh của mối người dân.
Thứ ba, việc triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử giúp cho ngành y tế có được dữ liệu về sức khỏe của người dân đầy đủ, chính xác và kịp thời, giúp ngành y tế có các chỉ đạo kịp thời về phòng chống dịch bệnh nói tiêng và có được các dự báo, hoạch định chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân tốt hơn.
Thứ tư, thông tin và khám chữa bệnh của người bệnh thông suốt, minh bạch, giúp cho việc quản lý chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế dễ dàng hơn góp phần hạn chế việc lạm dụng thuốc và xét nghiệm nếu có.
Để đảm bảo tính khả thi, Bộ Y tế xây dựng lộ trình triển khai hồ sơ bệnh án điện tử gồm 2 giai đoạn: Từ năm 2019 - 2023: Tất cả các bệnh viện hạng I trở lên phải triển khai bệnh án điện tử (135 BV). Giai đoạn từ năm 2024 - 2030: Tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc.

-
Hành trình của "những người hùng số" -
ABB tiên phong hợp tác cùng các trường đại học hàng đầu Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực -
Thách thức về tư duy, môi trường pháp lý trong kinh tế số -
Hải Phòng ưu tiên nguồn lực tạo chuyển biến mạnh mẽ về chuyển đổi số năm 2023 -
Ban hành Bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cơ sở giáo dục đại học -
Kinh tế số đóng góp 17% vào tăng trưởng GRDP của Đà Nẵng -
Doanh nghiệp tăng lựa chọn bán hàng đa kênh
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)