Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Cục Quản lý Dược có "ưu ái" doanh nghiệp nhập khẩu vắc-xin?
D.Ngân - 08/06/2021 18:06
 
Theo Cục trưởng Cục Quản lý Dược, cơ quan này đang tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp nhập khẩu vắc-xin về sử dụng trong nước, không hề có sự "ưu ái" nào với bất kỳ doanh nghiệp nào.

Nhu cầu vắc-xin ở Việt Nam đang rất cấp thiết, do vậy, nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc thông thoáng thủ tục nhập khẩu thời điểm này là rất cần thiết.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý Dược, cơ quan này đang tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp nhập khẩu vắc-xin về sử dụng trong nước, không hề có sự "ưu ái" nào với bất kỳ doanh nghiệp nào.

Một số ý kiến cũng lo ngại liệu có hay không việc Bộ Y tế đang “ưu ái” cho một số doanh nghiệp được nhập khẩu vắc-xin Covid-19.

Về vấn đề này, ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho hay, Bộ Y tế khuyến khích các địa phương, các tập đoàn, các doanh nghiệp, cá nhân nếu tiếp cận được vắc-xin phòng Covid-19, Bộ sẵn sàng tạo mọi điều kiện hỗ trợ về các thủ tục nhập khẩu.

Theo đó, với các vắc-xin đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng trong tình trạng khẩn cấp (từ các cơ sở sản xuất như AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm, Johnson & Johnson, Bộ Y tế sẽ xem xét phê duyệt trong thời gian 5 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ và kèm theo ủy quyền chính thức của cơ sở sản xuất vắc-xin phòng Covid-19. 

Với các vắc-xin đã được các quốc gia khác phê duyệt, nhưng chưa được WHO phê duyệt sử dụng trong tình trạng khẩn cấp, Bộ Y tế sẽ xem xét, phê duyệt trong thời gian 10 ngày làm việc khi nhận được đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ và kèm theo ủy quyền chính thức của cơ sở sản xuất vắc-xin phòng Covid-19.

Khi làm thủ tục nhập khẩu vắc-xin vào Việt Nam, các đơn vị khẩn trương gửi hồ sơ chất lượng theo quy định (bao gồm: Giấy chứng nhận xuất xưởng của cơ sở sản xuất và/hoặc Giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan quản lý) để Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và Sinh phẩm y tế thực hiện việc cấp giấy chứng nhận xuất xưởng trong vòng 48 giờ theo khuyến cáo của WHO để đảm bảo chất lượng, tránh việc nhập khẩu vắc xin không rõ nguồn gốc.

Trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức chưa có kinh nghiệm nhập khẩu vắc-xin theo quy địnhcó thểliên hệ với các đơn vị đủ điều kiện nhập khẩu vắc-xin để phối hợp thực hiện, hoặc liên hệ với Cục Quản lý Dược để được hỗ trợ. 

Đối với các đơn vị không có khả năng tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các đơn vị trong ngành Y tế tổ chức tiêm chủng cho người dân. 

Riêng đối với các địa phương, đơn vị có khả năng nhập khẩu, tiếp cận nguồn cung vắc-xin phòng Covid-19 nêu trên, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện cấp phép nhập khẩu, kiểm định và chỉ đạo tổ chức công tác tiêm chủng đảm bảo tiến độ, an toàn, hiệu quả. 

Dù cam kết tạo mọi điều kiện cho việc nhập khẩu vắc-xin song Cục trưởng Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các tổ chức, cá nhân cũng như các địa phương về việc tiếp cận nhập khẩu vắc-xin phải đảm bảo đúng xuất xứ, nguồn gốc và phải có hồ sơ chất lượng để tránh bị lừa đảo về vắc-xin.

Thông tin về số lượng các doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu vắc-xin, theo ông Cường, Cục Quản lý Dược đã giải quyết kịp thời tất cả các đơn hàng nhập khẩu vắc-xin phòng Covid-19 như của Chương trình COVAX Facility, của Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam; đồng thời hướng dẫn các tổ chức ngoại giao nộp hồ sơ để có thể nhập khẩu vắc-xin phòng Covid-19 vào Việt Nam theo đường phi mậu dịch theo quy định tạ Điều 75 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP.

Ngoài ra, Cục Quản lý Dược trình phê duyệt trong tình huống cấp bách một số loại vắc-xin phòng Covid-19 của các hãng như: AstraZeneca, Gamaleya (Sputnik V); Sinopharm.

Ngày 7/6, Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc của Bộ Y tế đã họp và thống nhất phê duyệt vắc-xin phòng Covid-19 của hãng Pfizer. 

Hiện nay Cục Quản lý Dược đang đề nghị các công ty nộp hồ sơ để Cục có cơ sở trình Hội đồng xem xét, phê duyệt đối với các vắc-xin phòng Covid-19 khác của nhà sản xuất Moderna, Johnson & Johnson.

“Cục Quản lý Dược đã làm việc trực tiếp với một số địa phương, trao đổi trên điện thoại với một số địa phương và tập đoàn, doanh nghiệp, đồng thời cũng đã hướng dẫn các thủ tục liên quan đến nhập khẩu vắc-xin. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Cục chưa nhận được thông tin về bất kỳ đơn hàng nhập khẩu vắc-xin phòng Covid-19 nào của các địa phương, tập đoàn, công ty gửi về Cục Quản lý Dược”, ông Vũ Tuấn Cường khẳng định.

Được biết, theo danh sách do Cục Quản lý Dược công bố, hiện có 36 doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu vắc-xin về Việt Nam và theo như biện giải của Cục trưởng Cục Quản lý Dược, cơ quan này đang tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp nhập khẩu vắc-xin về sử dụng trong nước khi cắt giảm thủ tục hành chính, rút gọn hồ sơ tối đa và không hề có sự "ưu ái" nào với bất kỳ doanh nghiệp nào.

Các hình thức nhập khẩu vắc-xin về Việt Nam:
 Nếu tổ chức ngoại giao, các địa phương, tập đoàn, doanh nghiệp, các công ty tiếp cận được vắc-xin thì có thể nhập về dưới 2 hình thức:

Đối với các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự thực hiện nhập khẩu theo quy định tại Điều 75 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Dược;

Đối với các địa phương, tập đoàn, tổng công ty,nhập khẩu theo quy định tại Điều 67 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP.

36 doanh nghiệp đủ kiện kinh doanh, nhập khẩu vắc-xin Covid-19
Bộ Y tế đã công bố danh sách 36 đơn vị đủ điều kiện kinh doanh, nhập khẩu vắc-xin, trong đó có vắc-xin Covid-19.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư