
-
Thủ tướng: Hợp tác cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, vì lợi ích của hai bên
-
Thủ tướng họp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và doanh nghiệp về thích ứng thương mại quốc tế
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa
-
Quảng Ninh: Kịch bản cho tăng trưởng quý II/2025
-
Hải Phòng đứng đầu cả nước về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX 2024) -
Xuất cấp vật tư, thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2025 cho các Bộ, địa phương
![]() |
Phiên họp chiều 14/6 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh Duy Linh). |
Dự kiến khai mạc vào ngày 20/7 tới đây, tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khoá XV sẽ dành khoảng 5 ngày làm công tác nhân sự, bầu và phê chuẩn hơn 50 chức danh, trong đó có bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
Sau khi được bầu, các vị này sẽ thực hiện nghi thức tuyên thệ trước Quốc hội, như đã thực hiện tại kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ này.
Nhân sự là công việc quan trọng của mỗi kỳ họp đầu tiên trong nhiệm kỳ mới của Quốc hội, vì thế dù dịch bệnh Covid - 19 đang diễn biến phức tạp, Quốc hội sẽ họp trực tiếp chứ không trực tuyến đã từng thực hiện cuối nhiệm kỳ XIV.
Thảo luận về chuẩn bị kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ mới trong phiên họp chiều 14/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất sẽ tập trung hoàn thành công tác nhân sự sau đó tập trung thảo luận và quyết định những vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách của 1 năm và 5 năm.
Do đa số đại biểu lần đầu tham gia Quốc hội nên phiên trù bị của kỳ họp thứ nhất dự kiến diễn ra chiều 19/7.
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường dự kiến tổng thời gian kỳ họp là 11,5 ngày làm việc. Trong đó, dành 5 ngày cho công tác nhân sự.
Về công tác chuẩn bị, Chủ tịch Quốc hội và nhiều vị uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặc biệt quan tâm đến các phương án, kế hoạch cụ thể cho phòng, chống dịch theo tình hình thực tế, tính đến cả trường hợp Quốc hội đang họp mà có trường hợp mắc Covid-19. Tất cả các đại biểu Quốc hội, cán bộ nhân viên tham gia phục vụ kỳ họp đều được tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Cũng trong chiều 14/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022.
Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất chọn 4 chuyên đề gồm: Việc thực hiện pháp luật về công tác lập quy hoạch giai đoạn 2021-2030; Việc thực hiện chính sách, pháp luật về tiết kiệm, chống lãng phí (trọng tâm về tài chính, tài sản công, mua sắm công, dịch vụ sự nghiệp công); Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 -2021; Việc thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2012 đến ngày 1/7/2021 trình Quốc hội xem xét, lựa chọn ra 2 chuyên đề để giám sát.

-
Hải Phòng đứng đầu cả nước về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX 2024) -
Xuất cấp vật tư, thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2025 cho các Bộ, địa phương -
Tổ chức khởi công, khánh thành đồng loạt công trình lớn chào mừng 50 năm thống nhất -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13% -
Các nghị viện cần lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt -
Sẽ thực hiện chế độ công vụ, công chức thống nhất từ Trung ương đến cấp xã -
Bộ Công thương lưu ý doanh nghiệp kiểm soát xuất xứ nguyên vật liệu
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển