-
Lập sàn đầu tư tài chính lừa đảo, mở loạt tài khoản công ty ma để nhận tiền lừa đảo -
Thông tin bước đầu về vụ sập nhịp cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32C -
Đề xuất điều chỉnh đến 8 gói thầu của Dự án Hồ chứa nước Ta Hoét, vì sao? -
Đề xuất thành lập Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
Dự án nạo vét, thoát lũ sông Cổ Cò hơn 1.200 tỷ đồng: Những vướng mắc khó tháo gỡ -
Nhiều sai sót về lĩnh vực đầu tư tại KKT Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi
Ngày 7/8, phiên tòa xét xử 254 bị cáo liên quan đến vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các Trung tâm đăng kiểm và chi cục đăng kiểm tại TP.HCM và các địa phương khác trên cả nước tiếp tục với phần bào chữa của luật sư và các bị cáo.
Trước đó, bị cáo Trần Kỳ Hình, cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam bị Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM (Viện Kiểm sát) đề nghị mức án từ 18-19 năm tù về tội “Nhận hối lộ”; 5-6 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Tổng hợp hình phạt của 2 tội là 23-25 năm tù.
Bị cáo Trần Kỳ Hình, cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam tại toà. |
Bị cáo bị cáo buộc nhận hối lộ tổng cộng hơn 6,5 tỷ đồng và 23.000 USD. Bỏ qua sai phạm trong việc cấp phép đủ điều kiện hoạt động Trung tâm Đăng kiểm, sai phạm trong quá trình kiểm định phương tiện. Ngoài ra, ông Hình còn lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái quy định, duyệt cấp đủ năng lực cho 63 cơ sở đóng tàu hoạt động trái pháp luật. Làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các chi cục đăng kiểm và Cục đăng kiểm Việt Nam.
Bào chữa cho bị cáo Trần Kỳ Hình, luật sư Kiều Đại Bằng cho rằng mức án 23-25 năm tù mà Viện Kiểm sát đề nghị với thân chủ là quá nghiêm khắc.
Theo luật sư, cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát đang có sự nhầm lẫn về số tiền quy kết đối với thân chủ. Bởi tổng số tiền các Trung tâm đăng kiểm, phòng nghiệp vụ đưa cho ông Hình chỉ hơn 2,8 tỷ đồng.
Luật sư cũng cho rằng, lời khai của bị cáo Trần Lập Nghĩa (chủ 5 Trung tâm đăng kiểm tại miền Tây) về việc đưa hối lộ cho ông Hình có nhiều mâu thuẫn, đề nghị tòa xem lại.
Cụ thể, trong quá trình thẩm vấn, Nghĩa khai khi trung tâm đăng kiểm tại Sóc Trăng hoạt động được 6 tháng thì bắt đầu chung chi cho Cục trưởng Trần Kỳ Hình, Đặng Việt Hà mỗi tháng 40-50 triệu đồng. Cứ 2-3 tháng ông này bay ra Hà Nội một lần và gửi tiền cho 2 cục trưởng tại phòng làm việc.
Tuy nhiên, thời điểm đó các trung tâm của bị cáo Nghĩa phần lớn mới thành lập, chưa hoạt động được bao lâu. Chưa kể, có thời gian dịch Covid-19 kéo dài gần 2 năm. Vì thế Nghĩa nói 3 tháng một lần ra Hà Nội đưa tiền là không đúng với thực tế.
Liên quan đến cáo buộc ông Hình cấp duyệt cho 63 cơ sở không đủ điều kiện, luật sư cho rằng chỉ có 42 cơ sở, đề nghị xem lại. Hơn nữa, trong giai đoạn ông Hình quản lý về tàu sông, việc cấp duyệt cho các cơ sở hoạt động dựa trên tờ trình của cán bộ chuyên trách cấp dưới. Vì vậy, cáo buộc bị cáo lợi dụng chức vụ quyền hạn là không đúng.
Tiếp đó, luật sư nêu ông Hình có nhiều tình tiết giảm nhẹ như: tự nguyện khắc phục gần như toàn bộ số tiền hưởng lợi 2,85 tỷ đồng và 12.000 USD; có nhân thân tốt, được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động, có nhiều giấy khen chiến sĩ thi đua, gia đình có truyền thống cách mạng…
Sau phần bào chữa của luật sư, bị cáo Trần Kỳ Hình trình bày thêm, rằng hành vi sai phạm của mình không đến mức như Viện Kiểm sát quy kết là buông lỏng quản lý, biết sai phạm mà không chấn chỉnh, biết các đơn vị nhận hối lộ mà vẫn nhận. Tất cả giám đốc trung tâm đăng kiểm và Trưởng phòng kiểm định xe cơ giới (VAR) không có lời khai nói bị cáo là người chỉ đạo, biết cấp dưới nhận hối lộ mà vẫn nhận tiền từ họ.
Đối với cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn, ông Hình giải thích rằng, các xưởng đóng tàu này của người dân sống gắn liền nghề lúa. Ra đời và hoạt động từ xưa, nên khó đáp ứng các quy chuẩn theo luật. Vì họ hoạt động với lòng hăng hái của những người gắn bó cả đời với sông nước, nên bị cáo đã cấp duyệt, dẫn tới vô tình sai phạm các quy định của luật mới được ban hành sau này.
“Thực tế, các xưởng này không đủ điều kiện theo quy chuẩn nhưng nhiều năm nay họ đã và đang hoạt động, phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân. Tôi không biện minh cho hành vi của mình, nhưng xin trình bày để mong Viện Kiểm sát, Hội đồng xét xử hiểu và xem xét toàn diện vấn đề", ông Hình nói.
Tương tự, bào chữa cho bị cáo Đặng Việt Hà, các luật sư cũng cho rằng, mức án 20 năm tù mà Viện Kiểm sát đề nghị là quá cao. Hai trong số 4 luật sư không tranh luận về tội danh, chỉ trình bày bối cảnh phạm tội, đưa ra các tình tiết giảm nhẹ và đề nghị Viện Kiểm sát, Hội đồng xét xử xem xét.
-
“Trăm dâu” đổ đầu “Thượng đế” tại Dự án Tân An Huy - Bài 3: Tâm thư “thách đố” và mấu chốt chưa được mở -
Đề xuất điều chỉnh đến 8 gói thầu của Dự án Hồ chứa nước Ta Hoét, vì sao? -
Đề xuất thành lập Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
Dự án nạo vét, thoát lũ sông Cổ Cò hơn 1.200 tỷ đồng: Những vướng mắc khó tháo gỡ -
Nhiều sai sót về lĩnh vực đầu tư tại KKT Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi -
Công an Lâm Đồng cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm về hoạt động xuất nhập cảnh -
Người dân Quảng Ngãi khổ vì dự án dừng, chậm thực hiện
- Japfa trao 300 phần quà hỗ trợ học sinh đến trường
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế