
-
Khởi tố vợ chồng giám đốc công ty sản xuất gần 70.000 chai dầu gió giả tại TP.HCM
-
Triệt phá đường dây tổ chức, đánh bạc trá hình qua đại lý xổ số
-
Tiếp tục đề nghị 2.573 trái chủ Vạn Thịnh Phát nhanh nộp hồ sơ để nhận tiền
-
Phát hiện, bắt giữ nhiều lô thuốc lá giả, thuốc lá lậu được khai là "bồn thép", "giấy ăn"
-
Cựu Bí thư Hoàng Thị Thúy Lan xin lỗi người dân Vĩnh Phúc, nhận toàn bộ trách nhiệm -
Hải quan khu vực I liên tục phát hiện ma túy qua đường chuyển phát nhanh
Sáng nay, 14/7, phiên toà xét xử 54 bị cáo trong vụ án liên quan tới “chuyến bay giải cứu” bước sang ngày làm việc thứ 4, các luật sư được Hội đồng xét xử cho tham gia phần xét hỏi đối với các bị cáo.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Trung Kiên hỏi nhiều nội dung liên quan tới nhóm doanh nghiệp, cá nhân đã đưa hối lộ cho Kiên.
Trong vụ án, Phạm Trung Kiên bị cáo buộc lợi dụng vai trò của mình trong quá trình chuyển hồ sơ phê duyệt chuyến bay giải cứu, nhận hối lộ 253 lần, với tổng số tiền hơn 42,6 tỷ đồng.
![]() |
Phạm Trung Kiên bị cáo buộc nhiều lần ép doanh nghiệp phải đưa tiền trước khi trình ký duyệt đề xuất các chuyến bay. |
Trả lời câu hỏi của luật sư, nhiều người trong nhóm doanh nghiệp khai, Kiên không yêu cầu họ phải đưa tiền cố định là 150 triệu đồng/chuyến.
Ngoài ra, có bị cáo nhóm doanh nghiệp khai, bị cáo Vũ Anh Tuấn, cán bộ Cục Xuất nhập cảnh Bộ Công an yêu cầu, họ đã chi cho anh ta 150 triệu đồng, cũng phải “đưa cho người của Bộ Y tế số tiền như vậy”.
Riêng bị cáo Đào Minh Dương, Chủ tịch Công ty Vijasun khai, Phạm Trung Kiên ép buộc mình và nhiều người khác phải đưa tiền.
“Tôi nhớ từng chi tiết, bị cáo Kiên quát bị cáo Lê Hồng Sơn, nói to gấp rưỡi trong một phòng họp Bộ Y tế, yêu cầu phải chi mấy triệu một khách. Sơn nói như vậy cao, xin 100 triệu đồng/chuyến và Kiên đòi 150 triệu đồng/chuyến, đưa cho Kiên hay Tuấn ở Cục Xuất nhập cảnh cũng được", Dương khai.
Về chuyến bay, công ty của Dương được cấp phép 17 chuyến và bị Kiên ép chuyển 150 triệu đồng/chuyến, trước mỗi khi cấp phép. Bị cáo này khẳng định: “Tôi bị ép, công ty của tôi phải đưa tiền chứ tôi không muốn đưa”.
“Cứ 8 giờ 30 phút, tôi đến thang máy tòa nhà Lotte là Kiên gọi điện. Đang dịch Covid -19, cấm nghe điện thoại trong thang máy nhưng Kiên gọi liên tục, tôi phải cho nhân viên nghe. Nhân viên báo lại anh Kiên muốn gặp anh và Kiên lại đòi tiền. Anh ta gửi ảnh quyết định phê duyệt chuyến bay, nói Thứ trưởng ký rồi, anh chuyển tiền thì có dấu”, Dương khai thêm.
Trái lại, Phạm Trung Kiên nhiều lần bác bỏ các lời khai về việc ép buộc các doanh nghiệp phải đưa tiền. Bị cáo này giải thích, việc nhận hối lộ hơn 42,6 tỷ đồng do “các doanh nghiệp chủ động tìm đến, tự đưa ra mức chi thì bị cáo nhận”.
Bị cáo này cũng cho rằng, do phạm tội nhận hối lộ, bị cáo phải đối diện với mức án từ 20 năm, tù chung thân và có thể là hình phạt tử hình, nên bị cáo rất áp lực, căng thẳng và nhiều khi bị ám ảnh về mức án tử hình. Do đó, thời gian qua bị cáo phải điều trị rối loạn tâm thần.
Trước đó, khai nhận với Hội đồng xét xử, bị cáo Kiên cũng khẳng định, sau khi nhận tiền từ doanh nghiệp, không đưa cho ai khác, mà chỉ về đưa cho vợ và cho vay, đầu tư mua đất tại Mũi Né (tỉnh Bình Thuận) và hai lô đất tại huyện Ba Vì và Hoài Đức (TP.Hà Nội).
Tuy nhiên, khi được hỏi cho ai vay, thì bị cáo Kiên cho biết, cho chú họ (chú rể) tên là Đông, ở Thái Bình vay, nhưng cả hai vợ chồng đều không nhớ đầy đủ họ tên, địa chỉ của người chú này. Do tin tưởng nhau nên cho vay số tiền lớn.
Bị cáo Kiên cũng cho biết, đã bán 2 lô đất tại Ba Vì và Hoài Đức để có tiền khắc phục hậu quả. Đến nay, gia đình đã nộp khắc phục 27 tỷ đồng.

-
Khởi tố vợ chồng giám đốc công ty sản xuất gần 70.000 chai dầu gió giả tại TP.HCM
-
Triệt phá đường dây tổ chức, đánh bạc trá hình qua đại lý xổ số
-
Tiếp tục đề nghị 2.573 trái chủ Vạn Thịnh Phát nhanh nộp hồ sơ để nhận tiền
-
Phát hiện, bắt giữ nhiều lô thuốc lá giả, thuốc lá lậu được khai là "bồn thép", "giấy ăn"
-
Cựu Bí thư Hoàng Thị Thúy Lan xin lỗi người dân Vĩnh Phúc, nhận toàn bộ trách nhiệm -
Hải quan khu vực I liên tục phát hiện ma túy qua đường chuyển phát nhanh -
Mức án đề nghị của Viện Kiểm sát với 41 bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn -
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị đề nghị phạt từ 14-15 năm tù -
Ninh Thuận chấm dứt hoạt động Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Ba Bể -
UBND Bình Phước nói gì về bức xúc của Tập đoàn Sơn Hải liên quan gói thầu đường cao tốc 880 tỷ đồng -
Hơn 1.600 tấn chất thải công nghiệp độc hại bị chôn lấp trái phép tại Hà Nội
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới