
-
Đề xuất tách Dự án Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku thành 3 dự án thành phần
-
Hải Phòng đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm
-
THACO đề xuất làm tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và tuyến metro số 2 TP.HCM
-
Dự án Bệnh viện đa khoa quốc tế Nhơn Bình đã có chủ đầu tư
-
Bình Định tiếp tục thu hút nhiều chủ đầu tư thực hiện dự án cụm công nghiệp -
Hà Nội đầu tư hơn 87 tỷ đồng cải tạo hồ chứa nước tại huyện Ba Vì
![]() |
Sơn Hải là tập đoàn nổi tiếng làm đường "chuẩn, đẹp" và từng nổi tiếng khi cắm những biển báo bảo hành 5 năm trên những con đường mà mình thi công. |
Theo xác nhận của ông Lê Kim Thành, Vụ trưởng Vụ PPP (Bộ GTVT), Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nha Trang - Cam Lâm thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017 – 2020.
Theo đó, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải được đề nghị là nhà đầu tư trúng thầu Dự án với giá trị đề nghị trúng thầu (Vốn góp của nhà nước - VGF) là 1.788,28 tỷ đồng/1.800,28 tỷ đồng.
Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nha Trang - Cam Lâm có điểm đầu tại Km5+783, thuộc xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa; điểm cuối tại Km54+00 trùng với điểm đầu dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo, thuộc địa phận xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120km/h, phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe thiết kế với vận tốc 80km/h.
Theo hồ sơ mời thầu, Dự án có thời gian xây dựng 2 năm; thời gian thu phí và vận hành khai thác: 16 năm 3 tháng 28 ngày. Tổng vốn đầu tư Dự án được cập nhật sau bước thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình 5.536,15 tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn nhà đầu tư khoảng 2.556,99 tỷ đồng; phần nhà nước tham gia trong dự án khoảng 2.979,16 tỷ đồng (phần vốn góp của nhà nước được sử dụng để hỗ trợ xây dựng công trình nhằm đảm bảo tính khả thi tài chính cho dự án - VGF khoảng 1.800,28 tỷ đồng; phần vốn hỗ trợ của nhà nước khoảng 1.178,88 tỷ đồng thuộc trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền).
Bộ GTVT giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt tiến hành công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy định, đồng thời căn cứ quy định tại hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và các quy định pháp luật có liên quan, phối hợp với Nhà đầu tư rà soát nội dung dự thảo Hợp đồng dự án trước khi trình Bộ GTVT tổ chức đám phán, ký kết Hợp đồng đảm bảo tiến độ.
Theo quy định tại hồ sơ mời thầu, đối với các dự án có nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, bên mời thầu sẽ đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật, trình phê duyệt kết quả đánh giá đề xuất kỹ thuật; nhà đầu tư đạt điểm kỹ thuật theo yêu cầu sẽ được tiếp tục mở và đánh giá đề xuất tài chính thông qua phương pháp vốn góp nhà nước để đánh giá về tài chính - thương mại; các thông số khác như thời gian hoàn vốn, mức giá dịch vụ,... sẽ được xác định cố định.
Nhà đầu tư có đề xuất giá trị vốn góp nhà nước thấp nhất và không vượt giá trị vốn góp tối đa của nhà nước đã quy định trong hồ sơ mời thầu sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu.

-
Bình Định tiếp tục thu hút nhiều chủ đầu tư thực hiện dự án cụm công nghiệp -
Hà Nội đầu tư hơn 87 tỷ đồng cải tạo hồ chứa nước tại huyện Ba Vì -
Khai mở những tuyến đường kết nối các địa phương sáp nhập -
Hợp lực chiến lược: Tạo đà cho Quảng Ngãi bứt phá mạnh mẽ -
KinderWorld và Novaland ký bản Ghi nhớ về Phát triển các Dự án Giáo dục Quốc tế tại Khu đô thị Aqua City -
Chốt phương án đầu tư trạm dừng nghỉ trên cao tốc Dầu Giây - Tân Phú -
Giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương cho các bộ, địa phương
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách