Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 28 tháng 07 năm 2024,
Đã xác định đủ nguồn cung ứng cát cho các dự án cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Huy Tự - 28/07/2024 09:05
 
Sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự vào cuộc của các bộ ngành chức năng, địa phương đã tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn về cung ứng cát cho các dự án cao tốc vùng ĐBSCL, góp phần đảm bảo tiến độ các dự án theo kế hoạch đề ra.

Theo yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ, trong số 5 dự án cao tốc đang triển tại vùng ĐBSCL thì hai dự án phải cơ bản hoàn thành năm 2025 gồm: Cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau và đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận. Dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026, đưa vào khai thác sử dụng năm 2027; dự án Cao Lãnh - An Hữu và Mỹ An - Cao Lãnh sẽ hoàn thành trong năm 2027.

Tuy nhiên, theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), đến giữa tháng 7/2024 này, sản lượng thi công tại dự án Cần Thơ - Cà Mau chỉ đạt 34%/45%. Dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng: Dự án thành phần 1 (DATP1) đạt 20,5%/20,4%, DATP2 đạt 5%/18%, DATP3 đạt 11,9%/40% và DATP4 đạt 2,3%/10%. Dự án Cao Lãnh - An Hữu thành phần 1 đạt 29%/30%, dự án thành phần 2 chưa khởi công. Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận đạt 3,6%/3,9% kế hoạch. Tiến độ các dự án chưa đáp ứng đề ra, nguyên nhân chủ yếu do thiếu hụt nguồn vật liệu cát đắp.

Trước tình hình khó khăn trên, căn cứ vào trữ lượng cát của các tỉnh trong vùng ĐBSCL, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cùng các Tổ công tác của Chính phủ đã trực tiếp làm việc với địa phương để tháo gỡ khó khăn vướng mắc và kịp thời hướng dẫn các thủ tục liên quan đến việc khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng. Đồng thời thống nhất xây dựng phương án và trình Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu cụ thể cho các địa phương có nguồn cát và đề xuất phương án điều chuyển linh hoạt nguồn cát giữa các dự án để đáp ứng tiến độ thi công.

Xà lan vận chuyển cát trên kênh Xáng Xà No đoạn qua TP Vị Thanh - Hậu Giang

Theo đó, Bộ GTVT và Bộ TNMT đã xác định nguồn cung với tổng trữ lượng khoảng 63,1 triệu m3/ nhu cầu 55,5 triệu m3 cho 5 dự án (tỉnh An Giang 22 triệu m3, tỉnh Đồng Tháp 9,3 triệu m3, tỉnh Vĩnh Long 5 triệu m3, tỉnh Bến Tre 5,4 triệu m3, tỉnh Tiền Giang 9,3 triệu m3, tỉnh Sóc Trăng 12,1 triệu m3 bao gồm cả 5,5 triệu m3 cát biển), trong đó đã đủ điều kiện khai thác khoảng 36,83 triệu m3, đang hoàn thiện thủ tục cung ứng cho 26,27 triệu m3, cụ thể tình hình cung ứng tại các dự án sau.

Dự án Cần Thơ - Cà Mau: đã xác định được nguồn 28,3 triệu m3/tổng nhu cầu 18,5 triệu m3, đã cấp bản xác nhận, đủ điều kiện khai thác 22,3 triệu m3, đang hoàn tất thủ tục khai thác 6 triệu m3 còn lại, trong đó tỉnh Tiền Giang, Bến Tre đang triển khai các thủ tục cấp phép khai thác để cấp 4 triệu m3 cho dự án (mỗi tỉnh 2 triệu m3) dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 8/2024. Tỉnh Vĩnh Long đang rà soát thủ tục gia hạn và tăng 50% công suất các mỏ để cung ứng 2 triệu m3 còn lại theo chỉ tiêu được giao trong tháng 7/2024. Tỉnh Đồng Tháp đang thực hiện các thủ tục để nâng công suất 2 mỏ (cấp theo cơ chế đặc thù), dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7/2024. Tỉnh An Giang đang hoàn thiện thủ tục để điều chuyển 1,4 triệu m3 từ Dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sang và sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Về Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, chia ra 4 Dự án thành phần gồm:

Dự án thành phần 1 (tỉnh An Giang): đến nay đã xác định đủ nguồn 9,3 triệu m3, tỉnh An Giang đã cấp bản xác nhận đủ điều kiện khai thác 59 triệu m3, đang rà soát, khảo sát, đánh giá lại toàn bố trữ lượng các mỏ trên địa bàn làm cơ sở thực hiện thủ tục cấp đủ 3,4 triệu m3.

Dự án thành phần 2 (TP. Cần thơ): đã xác định nguồn 7,8 triệu m3/tổng nhu cầu 7 triệu m3 (tỉnh An Giang 3,3 triệu m3, Tiền Giang: 4,5 triệu m3), tỉnh An Giang đã cấp bản xác nhận đủ điều kiện khai thác 3,3 triệu m3, tỉnh Tiền Giang đang triển khai các thủ tục cấp phép khai thác để cung ứng 4,5 triệu m3 cho dự án, dự kiến hoàn thành cuối tháng 8/2024.

Dự án thành phần 3 (tỉnh Hậu Giang): đã xác định đủ nguồn 6 triệu m3 (tỉnh An Giang 2,6 triệu m3, Bến tre 3,4 triệu m3), tỉnh An Giang đã cấp bản xác nhận, đủ điều kiện khai thác 2,6 triệu m3, tỉnh Bến Tre đang thực hiện thủ tục cấp 3,4 triệu m3, dự kiến có thể khai thác vào cuối tháng 8/2024.

Dự án thành phần 4 (tỉnh Sóc Trăng): đã xác định đủ nguồn 6,6 triệu m3, tỉnh Sóc Trăng đã cấp bản xác nhận, đủ điều kiện khai thác 1,1 triệu m3, đang hoàn thiện thủ tục khai thác 5,5 triệu m3 để cung ứng cho dự án.

Đối với dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, chia ra: Dự án thành phần 1 (tỉnh Đồng Tháp: đã xác định nguồn 2,3 triệu m3, đã cấp bản xác nhận, đủ điều kiện khai thác 1,63 triệu m3, đang hoàn thiện thủ tục khai thác 0,67 triệu m3 để cung ứng cho dự án. Dự án thành phần 2 (tỉnh Tiền Giang) đã xác định đủ nguồn 0,95 triệu m3, tỉnh Tiền Giang đang triển khai các thủ tục cấp phép khai thác để cung ứng cho dự án vào cuối tháng 8/2024.

Về dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận (Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh), tỉnh Tiền Giang đã xác định đủ nguồn 1,85 triệu m3, đang triển khai các thủ tục cấp phép khai thác để cung ứng cho dự án vào cuối tháng 8/2024; Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh (Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận): tỉnh Đồng Tháp đã cam kết xem xét bố trí đủ 3,1 triệu m3 cho dự án.

Riêng về nguồn vật liệu cấp phối đá dăm, tổng nhu cầu cho 5 dự án trên khoảng 5,5 triệu m3, trong đó: Dự án Cần Thơ - Cà Mau 2,2 triệu m3, dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng 2,2 triệu m3, dự án Cao Lãnh - An Hữu 0,22 triệu m3, dự án Mỹ An - Cao Lãnh 0,57 triệu m3, dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận 0,25 triệu m3.

Theo đó, đối với dự án Cần Thơ - Cà Mau, từ nay đến 31/12/2024 phải tập kết đủ đá về công trường, tuy nhiên, Bộ GTVT cho biết, trong vùng ĐBSCL, nguồn đá có trữ lượng lớn cũng như có điều kiện vận chuyển thuận lợi nhất là nguồn đá tại mỏ Antraco, thuộc tỉnh An Giang, hiện công suất khai thác hàng năm theo giấy phép khoảng 1,5 triệu m3, nhưng giấy phép khai thác mỏ đã hết hạn từ tháng 6/2024, các nhà thầu đã chủ động khảo sát và dự kiến sẽ sử dụng các mỏ đá từ các tỉnh Kiên Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Để đảm bảo nguồn vật liệu đá, cần phải nâng công suất 50% từ các mỏ theo cơ chế đặc thù và chỉ cấp cho các dự án này.

Như vậy, đến nay cả 5 dự án cao tốc trong vùng đã xác định đủ nguồn cung ứng cát, vấn đề còn lại cần thực hiện là sự phối hợp đồng bộ từ các Bộ, ngành chức năng trung ương và các tỉnh trong vùng ĐBSCL, tập trung các nguồn lực tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục để rút ngắn thời gian cấp mỏ cát, nâng công suất các mỏ đá để kịp đáp ứng kịp thời, đủ số lượng nhằm đáp ứng tiến độ đã đề ra. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 phải hoàn thành 3.000 km đường cao tốc trên cả nước, trong đó khu vực ĐBSCL phải nỗ lực phấn đấu hoàn thành khoảng 600 km theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra.

Bộ GTVT khẳng định chưa sử dụng cát biển để thi công cao tốc phía Nam
Đến thời điểm này, các dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 nói chung, Dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Cà Mau...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư