
-
Trung Quốc - điểm đến “hot” của du khách Việt
-
Bình Định thử nghiệm chuyến tàu du lịch Hành trình văn hóa về miền Đất Võ
-
Ẩm thực Nhật Bản hút khách hạng sang
-
Khánh Hòa kiểm tra việc chấp hành giá dịch vụ lưu trú trong dịp Lễ 30/4, 1/5
-
Tour văn hóa, lịch sử tại TP.HCM “cháy vé” dịp lễ 30/4 -
Hậu Giang phát triển du lịch Ngã Bảy thông minh, hiệu quả, bền vững
Phụ nữ Pà Thẻn ở thôn Thượng Minh (huyện Lâm Bình, Tuyên Quang) dệt thổ cẩm truyền thống |
Những ngôi làng đổi thay nhờ du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng ở Tuyên Quang phát triển mạnh mẽ nhờ thực hiện Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND, trong đó chính quyền tỉnh đã ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ người dân làm du lịch. Tính đến nay, hơn 8 tỷ đồng đã được đầu tư để giúp hàng trăm lượt cá nhân và tổ chức tại các huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm Yên và TP. Tuyên Quang nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển homestay, bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với du lịch. Riêng huyện Lâm Bình có hơn 25 hộ gia đình đã nhận hỗ trợ 80 triệu đồng/hộ, giúp họ chỉnh trang nhà cửa, xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn, tạo ra không gian lưu trú thân thiện, nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của người Tày, Dao, Sán Dìu. Và 5 đội văn nghệ được hỗ trợ kinh phí hoạt động với số tiền 70 triệu đồng/đội.
Ông Lê Thanh Sơn, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tuyên Quang cho hay, chính sách này không chỉ giúp khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh, mà quan trọng hơn, nó tạo ra sự thay đổi trong tư duy làm kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số. “Từ chỗ chỉ quen với công việc đồng áng, nhiều hộ gia đình đã biết cách làm du lịch, mở homestay, tham gia đội văn nghệ phục vụ du khách, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc mà vẫn đảm bảo thu nhập bền vững”, ông Sơn chia sẻ.
Ở những bản làng vùng cao, không khí của sự đổi thay hiện rõ trong từng nếp nhà. Nếu trước đây, người Dao Tiền, Tày hay Sán Dìu chỉ gắn bó với ruộng bậc thang, rừng núi, thì nay họ mở rộng sinh kế bằng việc phát triển du lịch. Người thì làm homestay, người chèo thuyền đưa khách đi khám phá hồ sinh thái, người khác lại hóa thân thành hướng dẫn viên du lịch, kể cho khách nghe những câu chuyện về lịch sử, văn hóa dân tộc mình.
Trong khi đó, những đội văn nghệ vốn chỉ biểu diễn trong các dịp lễ tết, giờ đây đều đặn phục vụ du khách, giúp những điệu Then, Páo Dung, Sình ca vang xa hơn. Những lễ hội truyền thống từng mai một đang dần được phục dựng, từ hội nhảy lửa, lễ cấp sắc đến hội lồng tông. Không còn là những hoạt động sinh hoạt đơn thuần của đồng bào, mà chúng đã trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, mang đến cho du khách cảm giác vừa lạ lẫm, vừa cuốn hút.
Từ những thôn nhỏ như Tân Lập (Sơn Dương), Khâu Tràng (Na Hang), Nà Tông (Lâm Bình) cho đến các điểm du lịch mới được quy hoạch như Bản Bung (Na Hang), Nặm Đíp (Lâm Bình), Biến (Chiêm Hóa), đâu đâu cũng thấy những dấu ấn rõ nét của sự chuyển mình. Tại Lâm Bình, những bản làng ven hồ sinh thái ngày một đông đúc du khách. Những căn nhà sàn cũ kỹ, nhờ chính sách hỗ trợ, đã được cải tạo thành homestay xinh xắn, nơi du khách có thể nghỉ lại, thưởng thức đặc sản địa phương, nghe người dân kể chuyện về phong tục, tập quán của họ. Trước đây, người dân chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp với thu nhập bấp bênh, thì nay, nhờ làm du lịch, cuộc sống khấm khá hơn nhiều.
Chị Bàn Thị Thương, một phụ nữ Dao Tiền ở Khâu Tràng, Na Hang, từng chỉ biết làm nương rẫy, nhưng khi được hỗ trợ 80 triệu đồng từ chính sách du lịch, chị mạnh dạn vay thêm 200 triệu đồng không lãi suất để mở rộng mô hình lưu trú. Ban đầu, khách chỉ đến lác đác, nhưng dần dần, với sự hiếu khách và những trải nghiệm bản địa hấp dẫn, homestay của chị ngày càng đông khách, có thời điểm đón gần 100 khách mỗi ngày. Không chỉ có thu nhập tốt hơn, chị Thương còn tự hào khi thấy văn hóa dân tộc mình được gìn giữ và lan tỏa.
Đưa văn hóa bản địa đến gần du khách
Mô hình homestay đã trở thành linh hồn của du lịch cộng đồng tại Tuyên Quang. Những hộ gia đình làm homestay không chỉ đón khách lưu trú, mà còn mang đến cho du khách những trải nghiệm thực sự khác biệt. Họ tổ chức các buổi biểu diễn hát Then, Sình ca, Páo Dung, phục dựng các lễ hội truyền thống như lễ cấp sắc, hội lồng tông, chợ Thụt, nhảy lửa. Những trải nghiệm như ngủ nhà sàn, cùng chủ nhà nấu cơm lam, uống rượu ngô, đan lát hay chèo thuyền trên hồ Na Hang khiến du khách thích thú và nhớ mãi.
Không chỉ chủ homestay, mà các nghệ nhân dân gian cũng cảm nhận rõ rệt sự thay đổi. Chị Đàng Thị Cảnh, Trưởng đội văn nghệ dân tộc Dao Tiền ở xã Hồng Thái nhớ lại, trước đây, mỗi lần đi biểu diễn, chị và các chị em trong đội phải tự lo trang phục, đạo cụ, thậm chí có lần còn phải đi mượn. Nhưng từ khi đội được hỗ trợ 70 triệu đồng, họ đã có đầy đủ quần áo, nhạc cụ, thậm chí đầu tư hệ thống âm thanh để phục vụ khách du lịch chuyên nghiệp hơn.
Sự phát triển du lịch cộng đồng không chỉ tạo cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân địa phương, mà còn đem đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ. Chị Nguyễn Thị Hương, một du khách đến từ Hà Nội, sau chuyến đi đến Bản Bon (Lâm Bình) chia sẻ rằng, điều khiến chị ấn tượng nhất không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, mà còn là sự chân thành của những con người nơi đây. Được ngủ nhà sàn, nghe người Tày kể chuyện xưa bên bếp lửa, thưởng thức cá nướng sông Gâm và thử chèo kayak giữa lòng hồ xanh biếc đã để lại trong chị những kỷ niệm khó quên.
Tỉnh Tuyên Quang đang đặt nhiều kỳ vọng vào du lịch cộng đồng. Theo ông Lê Thanh Sơn, Tuyên Quang sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng các làng du lịch cộng đồng và khai thác tiềm năng của Na Hang - Lâm Bình để trở thành trung tâm du lịch sinh thái, cộng đồng tầm quốc gia. Chính quyền tỉnh cũng chú trọng đào tạo, tập huấn để giúp người dân nâng cao kỹ năng làm du lịch, từ đó khai thác tiềm năng địa phương một cách bền vững.
Những đổi thay ở Tuyên Quang không chỉ đến từ sự thay đổi của cảnh quan, mà quan trọng hơn, đó là sự chuyển mình trong nhận thức và cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Từ chỗ chỉ quen với công việc đồng áng, giờ đây, họ đã biết cách làm du lịch, giữ gìn văn hóa dân tộc mà vẫn có thu nhập ổn định, có cuộc sống đủ đầy hơn. Phát triển du lịch cộng đồng đã mang lại lợi ích kép, vừa giúp nâng cao đời sống kinh tế, vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, biến những bản làng vùng cao thành những điểm đến đầy sức hút, nơi con người và thiên nhiên cùng hòa quyện trong một bức tranh du lịch đầy màu sắc.

-
Hậu Giang phát triển du lịch Ngã Bảy thông minh, hiệu quả, bền vững -
Thị xã Sơn Tây khẳng định vị thế trung tâm văn hóa, kinh tế phía Tây Hà Nội -
Phố đi bộ hồ Gươm mở cửa 5 ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5 -
Quảng Ninh: Thêm nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, tham quan tại Cô Tô -
Hà Nội tăng sức hút với ưu đãi từ khách sạn 4 - 5 sao -
Vì sao Việt Nam đang vượt Thái Lan trở thành điểm đến được khách Ấn Độ yêu thích? -
Hà Nội: Nhiều chương trình văn hóa, du lịch, trải nghiệm đặc sắc dịp lễ 30/4, 1/5
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây