
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Tokyo, Nhật Bản. Nguồn: AFP/TTXVN |
Ngày 25/8, cựu chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ), đồng thời là thành viên cấp cao tại Hiệp hội Nghiên cứu chính sách Tokyo, Hideo Hayakawa nhận định tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang thúc đẩy dòng tiền đổ vào nền kinh tế nước này và có thể thổi bùng lạm phát - điều mà chính sách tiền tệ nới lỏng thực hiện trong nhiều năm qua ở nước này không thể làm được.
Trong nhiều năm qua, BOJ tích cực in tiền trong khuôn khổ chính sách nới lỏng định lượng nhằm thúc đẩy sức tiêu dùng tại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này và đạt tỷ lệ lạm phát ở mức 2%.
Tuy nhiên, phần lớn tiền lại nằm chất đống trong các kho dự trữ của các thể chế tài chính thay vì đầu tư vào các hoạt động kinh tế do các công ty Nhật Bản vẫn rất cẩn trọng trong thúc đẩy chi tiêu.
Tuy nhiên, sau khi dịch COVID-19 bùng phát, tiền do BOJ in ra đang được cấp cho các hộ gia đình và công ty trong bối cảnh Chính phủ Nhật Bản thúc đẩy chi tiêu và các ngân hàng thương mại tăng cường cho các công ty gặp khó khăn vay tiền.
Ông Hayakawa nêu rõ: "Tiền mặt đang chảy vào các công ty và hộ gia đình, dẫn tới tiền tiết kiệm tăng. Một khi tình hình dịch bệnh thuyên giảm, sức tiêu dùng có thể bùng nổ, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và tăng lạm phát".
Ông cho biết thậm chí nếu kịch bản này không xảy ra trong nhiều năm, các nhà hoạch định chính sách cũng không nên cho rằng tình trạng giảm phát kéo dài sẽ làm giảm lợi tức trái phiếu, cho phép Nhật Bản duy trì thâm hụt tài chính lớn với chi phí thấp mãi mãi.
Ông nói: "Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản tin tưởng mạnh mẽ rằng giá cả sẽ không bao giờ tăng. Vì vậy sẽ tốt nếu tiếp tục duy trì thâm hụt tài chính lớn. Tuy nhiên, bạn không bao giờ biết cách thức dịch COVID-19 có thể tác động tới giá cả. Nỗi lo ngại lớn nhất của BOJ là lạm phát tăng đều".
Trong những tháng gần đây, các khoản cho vay của BOJ đã tăng cao kỷ lục do các công ty tích trữ tiền mặt để vượt qua những tác động nghiêm trọng do đại dịch COVID-19 gây ra.
Tiền gửi ngân hàng cũng tăng kỷ lục lên 786.000 tỷ yen (7.400 tỷ USD) trong tháng Sáu và tăng 8,3% trong tháng Bảy so với cùng thời điểm này năm ngoái nhờ các gia đình tiết kiệm được tiền mặt mà chính phủ hỗ trợ nhằm làm giảm tác động của đại dịch.

-
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chia sẻ về "cuộc điện đàm rất hiệu quả" với Tổng Bí thư Tô Lâm
-
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ từ ngày 10/4
-
Giới phân tích chỉ ra 2 ưu tiên của Trung Quốc khi ứng phó với thuế quan Mỹ
-
WTO cảnh báo tác động từ các biện pháp thuế mới của Mỹ với thương mại toàn cầu
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước -
Loạt "ông lớn" của Mỹ bị ảnh hưởng khi Tổng thống Trump áp thuế -
Mỹ áp thuế quan "có đi có lại" đối với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Dòng vốn đầu tư tìm về các quỹ ETF châu Âu -
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Nhà Trắng: Thuế quan "có đi có lại" sẽ có hiệu lực ngay lập tức
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort