-
Báo cáo việc làm tháng 9 và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất trong những tháng tới -
Đình công ở cảng biển Mỹ chấm dứt -
Lạm phát của Eurozone xuống dưới mục tiêu 2%, thuận đường cho ECB hạ lãi suất -
Ông Powell: Kinh tế Mỹ nói chung "vẫn vững chắc", Fed sẽ cắt giảm lãi suất dựa trên dữ liệu kinh tế -
Chứng khoán Trung Quốc có tuần giao dịch tốt nhất 16 năm -
OPEC lạc quan về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ dài hạn
Tiêu dùng của Nhật Bản suy giảm đến 8,2% trong quý II/2020 khi nước này áp dụng các biện pháp chống dịch Covid-19. Ảnh: AFP |
Xuống đáy 4 thập kỷ
Tính cả quý II/2020, kinh tế Nhật Bản hứng chịu suy giảm quý thứ 3 liên tiếp. Quy mô GDP thực tế trong quý II rớt xuống mức thấp nhất trong thập kỷ, thổi bay thành quả của việc triển khai các chính sách kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe (Abenomics) từ cuối năm 2012.
Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới bắt đầu gượng dậy sau lệnh gỡ bỏ các biện pháp phong tỏa chống dịch Covid-19 hồi cuối tháng 5, nhưng các nhà phân tích nhận định sức hồi phục kinh tế trong quý III/2020 vẫn sẽ “khiêm tốn” bởi số ca nhiễm Covid-19 có dấu hiệu tăng trở lại khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.
“Kinh tế Nhật Bản trong quý II/2020 bị kéo tụt bởi cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đều lao dốc”, Takeshi Minami, chuyên gia kinh tế trưởng tại Viện Nghiên cứu Norinchukin (Tokyo) nhận định. “Kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng dương trong quý III/2020. Tuy nhiên, sự phục hồi của các nền kinh tế trên thế giới sẽ vẫn khá khiêm tốn, ngoại trừ Trung Quốc”, chuyên gia Minami nói thêm.
Nền kinh tế Nhật Bản trong quý II suy giảm 27,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức giảm 27,2% được dự báo, theo số liệu chính phủ Nhật Bản công bố hôm nay 17/8. Đây là cú trượt lớn nhất của kinh tế Nhật Bản, tính từ lúc công bố số liệu kinh tế năm 1980.
Không so bì với độ “bay hơi” 32,9% của nền kinh tế Mỹ, nhưng cú rơi “ngoạn mục” 27,8% của kinh tế Nhật Bản đã bỏ xa mức giảm 17,8% trong quý I/2009 - thời điểm thế giới đang trong cuộc khủng hoảng tài chính và sự sụp đổ của “đế chế” Lehman Brothers khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo.
Quy mô GDP thực tế của Nhật Bản trong quý II/2020 giảm còn 485.000 tỷ yên, mức thấp nhất kể từ quý II/2011 - thời điểm mà Nhật Bản vẫn đang chịu tác động của giảm phát và trì trệ kéo dài 2 thập kỷ.
Thông tin nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng trong quý II/2020 khiến chứng khoán Nhật Bản trong phiên giao dịch hôm nay 17/8 rớt điểm mạnh nhất trong 2 tuần qua, còn lợi suất của hầu hết các trái phiếu chính phủ đều đi xuống.
Mây đen bao phủ
Tiêu dùng là lĩnh vực kép tụt GDP Nhật Bản trong quý II/2020 khi suy giảm đến 8,2% do nước này áp dụng các biện pháp phong tỏa chống dịch Covid-19.
Trong khi đó, nhu cầu hàng hóa toàn cầu thời Covid-19 cũng suy yếu. Kim ngạch xuất khẩu trong quý I/2020 lao dốc tới 18,5% do xuất khẩu ô tô bị ngưng đọng. Chi phí tài sản cố định trong quý II cũng giảm 1,5%, chưa bằng 1/3 mức giảm được dự báo - 4,2%.
Tuy đánh giá số liệu GDP quý II cho thấy tình hình “khá nghiêm trọng”, nhưng Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Yasutoshi Nishimura vẫn tin còn những điểm sáng khi tiêu dùng gần đây tăng trở lại.
Dẫu vậy, các nhà phân tích cảnh báo, doanh nghiệp Nhật Bản có thể cắt giảm việc làm và chi tiêu nếu số ca mắc Covid-19 tăng trở lại và nhu cầu hàng hóa toàn cầu vẫn ở mức thấp.
Chưa hết, những đám mây đen vẫn đang ở phía trước. Nếu căng thẳng giữa hai siêu cường nhóm trên (Mỹ và Trung Quốc) gia tăng, đà phục hồi của kinh tế Nhật Bản sẽ bị chững lại. Có đến 90% các chuyên gia được Reuters khảo sát cho rằng xung đột Mỹ - Trung sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Nhật Bản.
“Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản được dự báo sẽ giảm khi lợi nhuận sụt giảm và rủi ro dịch Covid-19 lan rộng”, Saisuke Sakai, chuyên gia kinh tế cao cấp từ Viện Kinh tế Mizuho (Tokyo) nhận định.
“Vẫn có khả năng hoạt động kinh tế ở Nhật Bản bị đình trệ nếu các quốc gia lớn tái áp dụng các biện pháp phong tỏa chống dịch Covid-19 hoặc Nhật Bản tái thiết lập tình trạng khẩn cấp”, chuyên gia Saisuke Sakai nói thêm.
Nhật Bản đã triển khai các biện pháp kích thích tài khóa và tiền tệ quy mô lớn để giảm sốc cho nền kinh tế trước tác động của dịch Covid-19. Trước khi dịch Covid-19 ập đến, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đã chịu cơn sốc bởi động thái thuế doanh thu trong nước áp dụng cuối năm ngoái và thương chiến Mỹ - Trung tăng nhiệt.
-
Trái phiếu bất động sản Trung Quốc thu hút nhà đầu tư trở lại -
Mark Zuckerberg bất ngờ vượt Jeff Bezos, trở thành người giàu thứ 2 thế giới -
Đình công ở cảng biển Mỹ chấm dứt -
Nhật Bản: BoJ được kỳ vọng vẫn bám sát chu kỳ tăng lãi suất -
Đình công ở cảng biển Mỹ: Nông sản, đồ điện tử cùng loạt mặt hàng bị ảnh hưởng -
Chính sách đối nội và đối ngoại của tân Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba -
Đình công ở cảng biển Mỹ: Tổn thất tới 5 tỷ USD/ngày, đe dọa nền kinh tế
-
1 Có thể phải điều chỉnh thời gian hoàn thành Dự án sân bay Long Thành -
2 Vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Những con số mặn đắng nước mắt -
3 Đánh thuế bất động sản thứ hai: Người đi thuê hoặc mua nhà ở thực sẽ chịu thiệt -
4 Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Nhắm đích cuối năm 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10
- Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến TP. Munich
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong