
-
Hải quan Việt Nam phối hợp với Tổ chức Hải quan thế giới nâng cao năng lực chống gian lận xuất xứ
-
Trưởng công an xã có thể được khởi tố, điều tra vụ án có khung hình phạt đến 7 năm tù
-
Sau hợp nhất, Hải Dương sẽ trở thành cực tăng trưởng mới
-
Đã có nhà nhưng cách nơi làm việc 30 km trở lên vẫn có thể được mua nhà ở xã hội
-
Đại biểu tán thành hậu kiểm về kiểm soát gian lận vốn ảo khi đăng ký thành lập doanh nghiệp -
Việt - Mỹ đàm phán phiên thứ 2 về thuế đối ứng tại Washington D.C
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày tham luận tại Đại hội |
Tham luận trong phiên thảo luận toàn thể về văn kiện Đại hội XIII, sáng 27/1, thay mặt ngành tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng "xin hứa trước Đại hội sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, nhiệt huyết, phấn đấu thực hiện đạt và vượt các mục tiêu tài chính - ngân sách nhà nước, củng cố tiềm lực, giữ vững an ninh, an toàn tài chính quốc gia".
5 năm thu khoảng 6,9 triệu tỷ đồng
Xây dựng và hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước là tham luận Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính tại Đại hội XIII của Đảng.
Người đứng đầu ngành tài chính cho biết, mặc dù liên tục thực hiện điều chỉnh giảm nghĩa vụ thu, cắt giảm thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do, xóa bỏ các khoản phí, lệ phí không phù hợp, nhưng tổng thu ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2016-2020 vẫn vượt mục tiêu đề ra và đạt khoảng 6,9 triệu tỷ đồng, tương ứng trên 25% GDP, vượt mục tiêu đề ra.
Cơ cấu thu đã dịch chuyển theo hướng bền vững hơn, phù hợp với trình độ phát triển và hội nhập của nền kinh tế, tăng tỷ trọng thu nội địa từ mức bình quân 68,7% giai đoạn 2011-2015 lên mức 82% giai đoạn 2016-2020 và đến năm 2020 đạt mức 85,5%; giảm tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu và dầu thô.
Thu ngân sách địa phương có xu hướng tăng, từ mức 37,4% tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 lên mức 45% giai đoạn 2016-2020, đã tăng cường khả năng tự chủ cho địa phương.
Đến năm 2020, đã có 30/63 địa phương có quy mô thu ngân sách nhà nước trên 10.000 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2016 (15 địa phương); đồng thời, số địa phương có quy mô thu dưới 5.000 tỷ đồng, giảm hơn một nửa, từ 37 địa phương năm 2016 xuống còn 16 địa phương năm 2020, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết.
Giảm bội chi và quy mô nợ công
Theo Bộ trưởng, chi ngân sách được kiểm soát chặt chẽ, tăng hiệu quả và thực hiện cơ cấu lại, ưu tiên nguồn lực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các đột phá chiến lược của nền kinh tế về hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực.
Đáng chú ý, đã tăng tỷ trọng bố trí chi đầu tư phát triển giai đoạn 2016-2020, bình quân đạt 28-29% tổng chi ngân sách nhà nước, giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 63% tổng chi ngân sách nhà nước, vượt mục tiêu đề ra, trong khi vẫn đảm bảo nguồn thực hiện cải cách tiền lương công chức, viên chức, lương hưu và trợ cấp ưu đãi đối với người có công; thực hiện chuẩn nghèo đa chiều, tăng diện bao phủ bảo hiểm y tế, phát triển hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội...
Về cân đối ngân sách nhà nước, ông Dũng cho biết đã giảm bội chi ngân sách nhà nước từ mức bình quân 5,4% GDP giai đoạn 2011-2015 về mức 3,6% GDP giai đoạn 2016-2020, vượt mục tiêu đề ra (4% GDP).
Với quản lý nợ công, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu rõ, đã hoàn thiện thể chế, phát triển hệ thống các công cụ quản lý nợ công như Chiến lược nợ công 10 năm, kế hoạch vay trả nợ công 5 năm, 3 năm và hàng năm...; đảm bảo quản lý chủ động, an toàn, bền vững...
Đẩy mạnh cơ cấu lại nợ công theo hướng bền vững hơn, tăng tỷ trọng vay trong nước từ 39% năm 2011 lên khoảng 64% năm 2020; kéo dài kỳ hạn phát hành bình quân lên mức 14 năm trong năm 2020; lãi suất huy động giảm xuống, năm 2020 còn 2,86%/năm; giảm quy mô nợ công từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống 55,8% GDP cuối năm 2020.
Tại tham luận, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng nêu rõ, Ban cán sự đảng Bộ Tài chính xác định, nhiệm vụ trọng tâm của ngành tài chính trong giai đoạn tới là: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế tài chính, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nợ công nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển và cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh đổi mới khu vực sự nghiệp công lập, tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy, biên chế cùng với cải cách, hiện đại hoá công tác quản lý; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách; củng cố dư địa tài khóa, nâng cao khả năng chống chịu của nền tài chính quốc gia.

-
Đợt cao điểm chống hàng giả ở Hải Dương: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm
-
Hải quan Việt Nam phối hợp với Tổ chức Hải quan thế giới nâng cao năng lực chống gian lận xuất xứ
-
Trưởng công an xã có thể được khởi tố, điều tra vụ án có khung hình phạt đến 7 năm tù
-
Sau hợp nhất, Hải Dương sẽ trở thành cực tăng trưởng mới
-
Đã có nhà nhưng cách nơi làm việc 30 km trở lên vẫn có thể được mua nhà ở xã hội -
Đại biểu tán thành hậu kiểm về kiểm soát gian lận vốn ảo khi đăng ký thành lập doanh nghiệp -
Việt - Mỹ đàm phán phiên thứ 2 về thuế đối ứng tại Washington D.C -
Đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh, trong đó có tội tham ô -
Phát hành trái phiếu riêng lẻ: Nợ phải trả không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu -
Trung tướng Tô Ân Xô được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba -
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”