
-
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tăng cường phòng chống lây nhiễm Covid-19
-
TP.HCM: “Lách luật” trong công bố thiết bị y tế, 70 hồ sơ bị thu hồi
-
Y học cổ truyền Việt Nam: Kết nối tinh hoa y học dân tộc với thành tựu y học hiện đại
-
Tin mới y tế ngày 19/5: TP.HCM kiểm tra, rà soát thuốc, thực phẩm chức năng giả
-
Số ca mắc bệnh hô hấp tăng mạnh, bệnh viện quá tải -
Chuẩn hóa năng lực bác sỹ y học cổ truyền trong thời kỳ hội nhập
Ngày 25/8, tại Hội nghị Tăng cường công tác phòng chống dịch và công tác tiêm chủng phòng Covid-19, đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, Việt Nam đã cơ bản tiếp nhận hết vắc-xin từ các nguồn và phân bổ tổng số 172 đợt cho các tỉnh, thành phố.
![]() |
Theo đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, toàn quốc đang còn 10 triệu liều vắc-xin ở tất cả các tuyến. Tổng dự trữ quốc gia thì còn khoảng 200.000 liều. |
Hiện, toàn quốc đang còn 10 triệu liều vắc-xin ở tất cả các tuyến. Tổng dự trữ quốc gia thì còn khoảng 200.000 liều.
Đáng nói, đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chỉ ra, đang có hiện tượng thiếu vắc-xin cục bộ ở một số địa phương. Điển hình như tình trạng thiếu vắc-xin Moderna (liều 0,25ml) tiêm cho trẻ 6-11 tuổi.
Theo vị này, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phân bổ đủ cho các địa phương như kế hoạch triển khai, ưu tiên tiêm mũi 2 cho trẻ từ 6-11 tuổi đã tiêm mũi 1 cùng loại.
Tuy nhiên, trong thực tế triển khai, nhiều gia đình có trẻ đã tiêm mũi 1 là vắc-xin Moderna không đưa trẻ đi tiêm tiếp mũi 2 hoặc trẻ bị ốm, mắc Covid-19 nên phải hoãn tiêm.
Trong khi đó, vắc-xin Moderna chỉ được sử dụng tối đa trong 30 ngày kể từ khi rã đông nên nhiều địa phương đã tiêm nhắc cho người lớn. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang cần bổ sung 7,8 triệu liều vắc-xin cho người từ 12 tuổi trở lên.
“Có địa phương lên kế hoạch tiêm cho người 12 tuổi trở lên là 30.000 người, nhưng thực tế còn tới 300.000 người cần phải tiêm, tức kế hoạch lên chỉ bằng 10% thực tế, thấp hơn rất nhiều lần”, đại diện Viện vệ sinh dịch tễ nói.
Để giải quyết tình trạng này, Viện Vệ sinh dịch tễ cho biết đang vận động để xin 7,8 triệu liều vắc-xin Pfizer cho người lớn và trẻ 12 - 17 tuổi.
Tới nay, cơ chế COVAX đã đồng ý viện trợ 1,2 triệu liều, dự kiến về Việt Nam vào tuần 2 tháng 9/2022. Ngoài ra, một số vắc-xin dự kiến tiếp nhận gồm 4,2 triệu liều Pfizer từ chính phủ Úc qua UNICEF và 2,36 triệu liều vắc-xin AstraZeneca từ VNVC.
Với vắc-xin cho trẻ 5-11 tuổi, hiện cần bổ sung 0,6 triệu liều, trong đó gồm 0,3 triệu liều vắc-xin Moderna. Dự kiến, lượng vắc-xin này cũng tiếp nhận viện trợ trong tháng 9/2022.
Viện vệ sinh dịch tễ đề nghị Viện Pasteur, các Trung tâm kiểm soát bệnh tật cần rà soát một lần nữa số người cần tiềm chủng để điều chỉnh lại số vắc-xin cần tiêm địa phương, từ đó có con số tương đối chính xác, nhằm chủ động trong kế hoạch dự trù vắc-xin của toàn quốc.
Liên quan chiến lược tiêm chủng vắc-xin Covid-19 của Việt Nam, theo PGS.TS. Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nhờ tiêm chủng vắc-xin.
Từ việc hàng chục nghìn bệnh nhân tử vong trong đợt dịch thứ 4 tại TP. HCM và nhiều tỉnh, thành phố khác, đến nay, nhờ vắc-xin, cuộc sống bình thường đang dần quay trở lại.
Thế nhưng, từ chỗ coi vắc-xin là điều kiện quan trọng nhất để phòng, chống dịch bệnh, không ít người hiện nay lại bày tỏ băn khoăn về việc tiêm mũi 4 vắc-xin phòng Covid-19 khi dịch tạm lắng và lo ngại các phản ứng sau sau tiêm.
“Việc tiêm các vắc-xin phòng Covid-19 mũi nhắc lại là cần thiết nhằm bảo vệ người đi tiêm không bị mắc bệnh, đặc biệt là tránh nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do Covid-19 trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới”, PGS.TS. Phạm Quang Thái nhấn mạnh.
Đặc biệt, theo đại diện của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, mũi 4 vắc-xin Covid-19 rất cần đối với người thuộc nhóm dễ bị tổn thương, miễn dịch kém như những người lớn tuổi và những người giảm kháng thể sau tiêm mũi cơ bản (thường giảm nhanh hơn những người khác). Khi một đợt dịch mới tràn qua thì với lượng kháng thể ít ỏi như vậy, họ sẽ không chống đỡ được, có nguy cơ bệnh tăng nặng và nhập viện.
Đồng quan điểm, PGS.TS. Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho hay, việc tiêm các mũi vắc-xin phòng Covid-19 nhắc lại là cần thiết, nhất là trong bối cảnh vắc-xin vẫn có tác dụng với chủng Omicron vốn đang chiếm ưu thế.
PGS.TS. Trần Đắc Phu cũng cho rằng, đặc điểm của virus SARS-CoV-2 là liên tục tiến hóa, khó xác định tính nguy hiểm của các biến thể. Trong khi đó, vắc-xin có miễn dịch không bền vững, thường giảm sau khi tiêm khoảng 4-6 tháng.
"Ai chưa tiêm đủ thì nên đi tiêm đủ, ai đã trì hoãn việc tiêm thì cũng nên đi tiêm lại khi bảo đảm điều kiện sức khỏe, nhất là người già, mắc bệnh nền. Điều này không chỉ có ý nghĩa phòng bệnh mà còn hạn chế tử vong, giúp hệ thống y tế không quá tải", nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng nêu.

-
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo khẩn sau vụ thu giữ 100 tấn hàng giả tại Hà Nội -
TP.HCM: “Lách luật” trong công bố thiết bị y tế, 70 hồ sơ bị thu hồi -
Y học cổ truyền Việt Nam: Kết nối tinh hoa y học dân tộc với thành tựu y học hiện đại -
Tin mới y tế ngày 19/5: TP.HCM kiểm tra, rà soát thuốc, thực phẩm chức năng giả -
Số ca mắc bệnh hô hấp tăng mạnh, bệnh viện quá tải -
Chuẩn hóa năng lực bác sỹ y học cổ truyền trong thời kỳ hội nhập -
Bảo vệ người bệnh, không quên bảo vệ người chữa bệnh
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây