-
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
Càng vất vả, càng thấy vui
Trong câu chúc Tết, không ai muốn dùng đến từ vất vả, nhưng doanh nhân sinh năm Mậu Thân (1968) Trần Văn Báu, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Sơn Tinh lại muốn được chúc như vậy trong năm mới Bính Thân. Với ông, càng vất vả càng thấy vui vì vất vả đồng nghĩa với có nhiều việc làm và thu nhập.
Doanh nhân Trần Văn Báu |
Ông Báu cho rằng, vấn đề tuổi tác chỉ là thứ yếu, con người ai sinh ra và lớn lên nếu có kiến thức, mục tiêu rõ ràng, chăm chỉ lao động thì nhanh hay chậm đều có thể thành công. Với riêng ông, quá trình học tập và tạo dựng sự nghiệp cũng lắm truân chuyên, nhưng chưa bao giờ ông thôi tự hào vì mình được sinh ra vào năm Mậu Thân lịch sử ấy.
Tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế lâm nghiệp tại Trường đại học Nông lâm, nhưng ông Báu lại bén duyên với lĩnh vực xây dựng và đã thành công khi đưa Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Sơn Tinh trở thành 1 trong 10 công ty chống thấm hàng đầu tại Việt Nam.
Trước khi thành lập công ty vào năm 1997, ông Báu là công nhân cho một công ty tư nhân đầu tiên của Việt Nam chuyên cung cấp vật liệu và thi công chống thấm cho các công trình xây dựng. Thời gian này, ông được làm việc và học hỏi kinh nghiệm từ những chuyên gia, kỹ sư giỏi trong lĩnh vực này. Thời cơ đến, ông mạnh dạn tách ra làm riêng vì nhận thấy đây là lĩnh vực tiềm năng trong tương lai.
Với số vốn đăng ký 7 tỷ đồng cùng 100 công nhân viên, ban đầu, Sơn Tinh chủ yếu phát triển mảng chống thấm. Với tiêu chí “lấy chất lượng làm vũ khí cạnh tranh”, Công ty liên tục trúng thầu những công trình lớn và có yêu cầu phức tạp. Thành công ở những công trình này khiến các đối tác trong và ngoài nước để ý và hoàn toàn tin tưởng giao mảng chống thấm cho Sơn Tinh.
Không dừng lại ở mảng thi công, ông Báu còn đích thân tới các nước có ngành chống thấm phát triển để học tập kinh nghiệm và mang công nghệ mới về áp dụng cho các công trình của Sơn Tinh. “Ban đầu mục đích công việc chỉ là sự tồn tại và phát triển, nhưng dần dà, nó đã biến thành đam mê của tôi”, ông Báu nói và cho biết, ông rất tự hào vì Sơn Tinh luôn là 1 trong 10 công ty chống thấm hàng đầu tại Việt Nam.
Ông nhận định, thị trường chống thấm vẫn có tương lai tốt, vì giờ đây, mọi người đều hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chống thấm. Đặc biệt, trong bối cảnh ngành xây dựng, bất động sản đang dần phục hồi và phát triển mạnh, đây sẽ là thị trường rộng lớn để Sơn Tinh thỏa sức vùng vẫy.
Càng khó khăn, thành công càng ý nghĩa
Đó là quan niệm của nữ doanh nhân sinh năm 1980 (Canh Thân), Dương Thị Chi Mai, Giám đốc Công ty TNHH ELI. Chính Mai là người tiên phong đưa chương trình giáo dục tích hợp khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán thông qua những trò chơi lắp ráp trên robot (STEM) rất phát triển ở một số quốc gia có nền giao dục tiên tiến như Mỹ, Australia, Singapore… về Việt Nam.
Doanh nhân Dương Thị Chi Mai |
Khởi nghiệp là một giáo viên dạy tiếng Anh, nhưng lại rất đam mê lĩnh vực giáo dục kỹ năng, Chi Mai đã quyết định sang Australia học MBA để có cơ hội tiếp xúc với nền giáo dục tiến bộ. Trở về nước, cô gái gốc Huế đã quyết định thực hiện mơ ước mở trung tâm giảng dạy kỹ năng tích hợp STEM cho trẻ em Việt.
Chi Mai cho biết, STEM thiết kế nhiều chương trình dành cho từng nhóm lứa tuổi: từ 4-10 tuổi, 10-14 tuổi và trên 14 tuổi. Các kiến thức và kỹ năng này được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý, mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
“Đây là mô hình giáo dục tích hợp kiến thức và kỹ năng của thế kỷ 21 thông qua thực hành khoa học. Mục đích của chương trình là tạo ra đam mê cho các em nhỏ từ 4-16 tuổi về khoa học kỹ thuật, phát triển kỹ năng và áp dụng kiến thức khoa học để sáng tạo. Đích đến cao nhất là tạo ra nguồn lao động chất lượng cao có kiến thức và kỹ năng cho xã hội để nâng tầm cạnh tranh của quốc gia”, Chi Mai nói về ước muốn của mình.
Ai bắt đầu khởi nghiệp cũng đều gặp khó khăn, nhất là với những người tiên phong. Đối với Chi Mai và Công ty ELI, khó khăn lớn nhất là nhận thức còn hạn chế của người Việt Nam với loại hình giáo dục tiên tiến này. “Tuy nhiên, sau một thời gian đưa vào giảng dạy, đã có hàng ngàn học sinh theo học chương trình STEM tại các trung tâm của ELI ở TP.HCM, Huế, Hà Nội”, Chi Mai hồ hởi nói.
Với Chi Mai, tuổi tác không quyết định sự thành công trong công việc, mà chính là suy nghĩ và thái độ của mình với công việc. Chị tự tin rằng, ELI sẽ có bước phát triển nhảy vọt. “Thành công đến từ khó khăn và sự thất bại sẽ càng trở nên ý nghĩa hơn. Mở đường dù vất vả, khó khăn, nhưng lợi thế là có một thị trường lớn đầy tiềm năng. Đã có nhiều đối tác bày tỏ mong muốn được hợp tác với ELI để nhân rộng mô hình STEM ra khắp cả nước. Vì vậy, năm 2016, mục tiêu của Công ty là tăng trưởng trên 300% (năm 2015 con số này là 250%)”, Chi Mai cho biết.
Hứng thú với các công ty khởi nghiệp
Chính vì thấy hứng thú khi làm việc với những người khởi nghiệp thiếu vốn nhưng đầy đam mê và có tinh thần chiến đấu cao, hơn là làm các công việc có tính chất rập khuôn, nên năm 2009, Nguyễn Mạnh Dũng đã từ bỏ công việc tại một ngân hàng của Philippines ở Tokyo (Nhật Bản) để đầu quân tại Quỹ Cyber Agent Ventures (Nhật Bản). Hiện ông là Trưởng đại diện, Giám đốc đầu tư của CAV tại Việt Nam và Thái Lan.
Doanh nhân Nguyễn Mạnh Dũng |
Trước đó, chàng trai sinh năm 1980, tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội Nguyễn Mạnh Dũng từng được trọng dụng tại FPT Software tại TP.HCM. Trong một lần được cử sang Osaka, Nhật Bản thực hiện dự án cho Tập đoàn điện tử Sanyo, ông quyết tâm nghỉ làm việc để sang Nhật Bản học thạc sĩ kinh tế tại Đại học Hosei (Tokyo).
Ông Dũng cho biết, tại Việt Nam, CAV đã đầu tư vào khá nhiều công ty như Tiki.vn (sàn thương mại điện tử theo mô hình B2C - từ doanh nghiệp đến khách hàng), nhaccuatui.com (website nghe nhạc trực tuyến), Foody.vn (thông tin về địa điểm ăn uống), Batdongsan.com.vn (trang thông tin về bất động sản), websosanh.vn (trang thông tin so sánh giá, so sánh sản phẩm), Công ty cổ phần VNG…
Trong đó, Foody.vn là dự án nổi bật nhất trong năm 2015, khi chỉ trong tháng 7/2015 đã hai lần nhận đầu tư từ Công ty cổ phần Phát triển thể thao điện tử Garena và Quỹ đầu tư Tiger Global Investment.
Tháng 8 năm ngoái, CAV đã thành lập quỹ số 2 cho thị trường Đông Nam Á (quỹ số 1 được thành lập hồi tháng 9/2011). Quỹ mới có tổng giá trị 50 triệu USD, trong đó phần đầu tư ở Việt Nam trên dưới 20 triệu USD. Trong năm 2016, CAV sẽ tích cực đầu tư vào các dự án mới ở thị trường Việt Nam. Với mức đầu tư trung bình khoảng 1 triệu USD/dự án, mục tiêu của CAV trong năm nay là thu nhận ít nhất 20 thành viên mới ở thị trường Việt Nam.
Theo ông Dũng, các dự án được CAV chọn để đầu tư trong giai đoạn tới vẫn là các công ty khởi nghiệp sử dụng công nghệ thông tin/ công nghệ Internet. Hiện đã có hai dự án mới được CAV thông qua để giải ngân, đang trong quá trình hoàn tất thủ tục đầu tư. Vối với các dự án đã đầu tư, CAV tiếp tục hỗ trợ để đẩy nhanh tốc độ phát triển, đặc biệt là kêu gọi vốn đầu tư ở những vòng tiếp theo.
Khi được hỏi về quan điểm kinh doanh của ông khi bước vào năm tuổi, ông Dũng cho biết, năm 2015 đã xảy ra nhiều biến động trong công việc cũng như chuyện riêng. “Vì vậy, tôi hy vọng, trong năm tuổi mình sẽ có nhiều may mắn và trưởng thành hơn trong các hoạt động kinh doanh cũng như chuyện riêng tư”, ông Dũng nói.
Sẽ không phát triển nóng vội như các năm trước
Sinh năm Canh Thân, Trịnh Đình Vi Cường tốt nghiệp kỹ sư phần mềm ở Canada. Năm 2007, ông về nước làm việc cho các công ty chuyên về gia công phần mềm của Việt Nam, Mỹ và cả Công ty cổ phần Công nghệ và Tầm nhìn yêu âm nhạc (YAN TV). Gần đây nhất, ông Cường đảm nhiệm vai trò quản lý và phát hành trò chơi của công ty sản xuất game có trụ sở ở Nhật Bản, chịu trách nhiệm chính về tiến độ và vận hành bộ phận sản xuất game cho thị trường quốc tế ở chi nhánh Việt Nam.
Doanh nhân Trịnh Đình Vi Cường |
Trước đó, năm 2013, ông Cường khởi nghiệp bằng dự án đầu tiên là dùng ứng dụng điện thoại để đặt taxi, tương tự GrabTaxi và Uber. Thời điểm đó, cả GrabTaxi và Uber đều chưa có mặt ở Việt Nam, song một thời gian sau, với sức mạnh về tài chính, 2 ứng dụng này liên tục khuyến mãi tặng tiền cho khách hàng và cả tài xế, khiến ông Cường phải đóng cửa dự án ngay khi chuẩn bị giới thiệu sản phẩm ra thị trường.
Không nản lòng, năm 2014, nhận thấy thị trường chăm sóc khách hàng của các công ty ở Việt Nam cần phải cải tiến, ông Cường thành lập Công ty Firefly Inovative và bắt tay vào phát triển dự án có tên IZIHelp. Đây là một công cụ tập trung dữ liệu từ tất cả các kênh liên lạc như email, điện thoại, facebook, skype…, giúp doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng chăm sóc khách hàng của nhân viên.
Việc quản lý tập trung cũng giúp đưa ra các con số thông kê về mức độ hài lòng, tốc độ xử lý… để doanh nghiệp từ đó có kế hoạch điều chỉnh, nâng cao chất lượng khâu chăm sóc khách hàng. Theo Giám đốc Firefly Inovative Trịnh Đình Vi Cường, SeedCom là quỹ đầu tư đầu tiên và cũng là duy nhất của Firefly Innovative tính đến thời điểm hiện tại. Quỹ này muốn phát triển IZIHelp để hỗ trợ các công ty khác của họ.
Ông Cường cho biết, năm 2015, Firefly Inovative chủ yếu tập trung vào các khách hàng lớn, có kênh chăm sóc khách hàng đa dạng như SCTV trong lĩnh vực truyền hình; VNPOST, Giaohangnhanh.vn trong mảng giao hàng, giao nhận; BIDV về ngân hàng; Juno, Mymall, Lingo của lĩnh vực thương mại điện tử…
Thời gian tới, IZIHelp sẽ cố gắng phát triển thị phần ở trong nước, đồng thời tìm cách mở rộng sang thị trường các nước lân cận như Singapore, Nhật Bản, đặc biệt là các công ty game vốn có lượng khách hàng khá lớn. Trong năm nay, dù nghĩ khá thoáng về chuyện năm tuổi, nhưng theo lời khuyên của ba mẹ, ông Cường sẽ không phát triển nóng vội như các năm trước, mà sẽ làm mọi việc một cách cẩn thận hơn.
-
Chu Đức Minh, Nhà sáng lập nền tảng Communi: Đưa trí tuệ Việt vào thị trường phần mềm toàn cầu -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu