Việc nâng cấp quan hệ mở ra một chương mới trong lịch sử quan hệ hai nước, thể hiện tầm nhìn dài hạn, tin cậy chiến lược và khát vọng chung của hai nước vì một tương lai gắn kết và phát triển bền vững.
Tán thành với đề xuất đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, bao gồm ưu đãi vượt trội cho cán bộ pháp chế, nhưng đại biểu Quốc hội cho rằng quyền phải đi liền với trách nhiệm.
Quý I/2025 có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 59,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đó là các mặt hàng: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; hàng dệt, may và giày, dép.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71/NQ-CP sửa đổi, bổ sung cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,6%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,6% và ngành khai khoáng giảm 4,7%.
Để đạt được kỳ vọng tăng trưởng kinh tế cao vào năm 2025, Việt Nam phải vượt qua những rủi ro nhất định và hầu hết liên quan đến chính sách thương mại của Mỹ.
Kinh tế tư nhân đang là “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế, mà thể chế lại là điểm nghẽn trong phát triển khu vực này, bởi thế, sửa luật để gỡ điểm nghẽn đó thì không lo ngại số lượng nhiều hay ít.
Ngày 7/4/2025, Chính phủ có Nghị quyết số 74/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Kế hoạch), với nhiều mốc thời gian quan trọng.
Trước việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới, Thủ tướng yêu cầu có giải pháp thích ứng, trong đó tính đến tổng thể chung của kinh tế đối ngoại Việt Nam và không ảnh hưởng tới các thị trường khác.
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới có thể có khó khăn, thách thức cho kinh tế Việt Nam, song cũng là cơ hội để chúng ta tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Thực hiện theo kịch bản tăng trưởng, kết thúc quý I/2025, GRDP của Quảng Ninh tăng 10,91%, cao hơn 0,41% so với kịch bản. Đây là bước đà để Quảng Ninh hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong các quý tiếp theo và cả năm.
Thành phố Hải Phòng vừa được Bộ Nội vụ công bố đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2024 với kết quả đạt 96,17%, cao hơn 4,30% và tăng 1 bậc xếp hạng so với năm 2023.