-
Bổ sung 7.850 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh; 1.200 tỷ đồng xây dựng dự án WHA Industrial Zone 2 -
Nhiều doanh nghiệp đến Đồng Nai đề xuất đầu tư khu công nghiệp -
Phân cấp cho địa phương thực hiện mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ -
Tây Ninh: Tốc độ tăng trưởng GRDP xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố
Hầm đường bộ Đèo Cả - một công trình giao thông trọng điểm quốc gia do Đèo Cả Group làm chủ đầu tư. Ảnh: Đức Thanh |
Vẫn là chuyện vốn và rủi ro
Theo ông Trần Văn Thế, Phó chủ tịch Đèo Cả Group, vấn đề lớn hiện nay là sự đồng bộ về chính sách. Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) ra đời và khuyến khích đầu tư, Nhà nước cũng nỗ lực đảm bảo nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông. Nhưng tổ chức tín dụng/ngân hàng, thậm chí ngành ngân hàng lại có những văn bản hạn chế tối đa cho vay các dự án đầu tư hạ tầng giao thông.
Tại Tọa đàm trực tuyến “Chính sách mới, cơ hội mới cho nhà đầu tư PPP” diễn ra ngày 16/9, điều ông Thế nêu được nhiều chuyên gia ghi nhận và cho là hoàn toàn trái ngược với thời hoàng kim trước, khi vốn vay thương mại chảy mạnh vào các dự án BOT giao thông.
Đại diện Đèo Cả Group cũng cho biết, những dự án mà doanh nghiệp này đang đầu tư là dự án trọng điểm quốc gia, nhưng không có cơ chế chia sẻ rủi ro trong quyết định chủ trương đầu tư bởi thời điểm quyết định chưa có Luật PPP và các quy định liên quan.
Đề cập quy định trong Luật Đầu tư về việc khi có thay đổi về chính sách pháp luật thì xem xét áp dụng chuyển tiếp những gì có lợi cho nhà đầu tư, đại diện Đèo Cả Group kiến nghị, cần có các điều khoản chuyển tiếp để doanh nghiệp được áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu.
Về cơ chế chia sẻ rủi ro, PGS-TS. Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) cho biết, rất nhiều nhà đầu tư băn khoăn về việc chuyển tiếp theo Luật PPP. Trong Điều 82, Luật PPP, cơ chế chia sẻ tăng, giảm doanh thu chỉ áp dụng cho dự án được xác định trong quyết định chủ trương đầu tư. “Vậy với các dự án đã và đang triển khai, thậm chí cả 5 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam, vấn đề chia sẻ rủi ro doanh thu có được áp dụng?”, ông Chủng đặt vấn đề.
Bà Vũ Quỳnh Lê, Phó cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, Luật PPP mở ra một kênh huy động vốn trên thị trường qua hình thức phát hành trái phiếu nhằm gỡ vấn đề vốn cho dự án PPP. “Việc phát hành trái phiếu để huy động vốn cho dự án PPP mới là bước đầu mà sau này, theo yêu cầu của các đại biểu Quốc hội, chúng ta có thể tính tiếp các phương án huy động khác, thay vì dựa hết vào vốn ngân hàng”, bà Lê nêu.
Với dự án đã và đang triển khai, Điều 101, Luật PPP quy định rất rõ việc chuyển tiếp. “Chúng tôi hiểu rằng, các dự án PPP ở mức độ triển khai khác nhau sẽ gặp thách thức khác nhau, nên tại khoản 7, Điều 101, Luật PPP, Quốc hội giao Chính phủ tiếp tục quy định chi tiết về điều này”, bà Lê nói.
Còn Điều 82, Luật PPP quy định, cơ chế chia sẻ rủi ro phải được quyết định ngay tại khâu chủ trương đầu tư. Nghĩa là, cơ chế chia sẻ rủi ro phải được đề xuất tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và được hội đồng thẩm định trên cơ sở xem xét ngân sách có đủ đáp ứng theo cơ chế chia sẻ rủi ro, thì mới xác định thực hiện dự án về sau.
Cụ thể, 5 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam là những dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 52/2017/QH14 của Quốc hội, trước thời điểm Luật PPP có hiệu lực. “Nếu cơ chế chia sẻ rủi ro đã được xác định trong quyết định chủ trương đầu tư, thì chúng ta sẽ thực hiện cơ chế này bình thường, còn nếu chưa, thì căn cứ theo Luật PPP, chúng ta sẽ phải làm lại bước quyết định chủ trương đầu tư theo quy trình”, bà Lê khẳng định.
Đại diện Cục Quản lý đấu thầu cho rằng, trên nguyên tắc của Điều 101, Luật PPP, thì không được “động” đến chủ trương đầu tư, muốn điều chỉnh chủ trương thì cần quay lại sửa đổi các khâu từ chủ trương trở đi. Với đề xuất cơ chế chia sẻ rủi ro cho các dự án mà Đèo Cả Group thực hiện lâu nay, bà Lê nhận xét, việc “nắn” lại Điều 101, Luật PPP để không phải qua khâu sửa chủ trương đầu tư mà vẫn được hưởng cơ chế chia sẻ rủi ro doanh thu là điều khó.
Khó, phức tạp, nhưng phải quyết làm
Triển khai đầu tư theo PPP là không dễ, thậm chí có thể khẳng định là phức tạp và khó làm, nhưng không vì thế mà chùn bước, bởi đây là xu hướng tạo văn hóa đầu tư minh bạch và có chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư.
Các chuyên gia cho rằng, dù Luật PPP có quy định cơ chế chia sẻ rủi ro doanh thu, nhưng để triển khai và quản lý, phân tích rủi ro và kiểm toán sau đó ra sao đều là những chuyện rất phức tạp. Nếu sớm triển khai được các dự án PPP, nhất là dự án quy mô lớn, sẽ tạo lực kéo rất lớn giúp nền kinh tế đứng dậy nhanh hơn sau Covid-19.
Trưởng đại diện Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Hà Nội, ông Aguin Toru cho rằng, từ kinh nghiệm của Nhật Bản, hợp tác PPP cần hết sức cân nhắc lợi ích và kỳ vọng của 4 bên. Để duy trì hợp tác PPP lâu dài, cần phải hướng đến đảm bảo yếu tố bền vững và khả năng chi trả của người sử dụng; độ tín nhiệm của nhà đầu tư; tính ổn định và dễ đoán của chính phủ và khu vực công; khả năng cho vay của ngân hàng/tổ chức tín dụng.
Theo đánh giá của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Vũ Tiến Lộc, việc nâng cấp khung pháp lý cho đầu tư theo PPP từ nghị định thành luật đã tạo nền tảng pháp lý mạnh mẽ hơn trong việc xây dựng môi trường thể chế thuận lợi cho triển khai các dự án PPP.
Ông Lộc kiến nghị, trước mắt, phải khẩn trương soạn thảo, ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn Luật PPP cho phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam; tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển hợp tác công - tư với mục tiêu kép là quản lý chặt chẽ của Nhà nước, bảo đảm lợi ích công, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và an toàn tài khóa quốc gia và quyền lợi cho nhà đầu tư.
Luật PPP khu biệt 5 lĩnh vực gồm giao thông - vận tải; y tế, giáo dục - đào tạo; hạ tầng công nghệ thông tin; thủy lợi, cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý chất thải; lưới điện; nhà máy điện, với mục tiêu tập trung nguồn lực để thực hiện các dự án mang tính động lực.
Bà Lê đánh giá, đầu mục lĩnh vực thu hút PPP không nhiều, song về quy mô, bên cạnh các dự án lớn có tính dẫn dắt, hoàn toàn có thể triển khai nhanh những dự án quy mô nhỏ để sớm tạo hiệu ứng tích cực giúp nền kinh tế vượt qua Covid-19, nhất là các dự án về hạ tầng công nghệ thông tin.
-
Bổ sung 7.850 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh; 1.200 tỷ đồng xây dựng dự án WHA Industrial Zone 2 -
Nhiều doanh nghiệp đến Đồng Nai đề xuất đầu tư khu công nghiệp -
Phân cấp cho địa phương thực hiện mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc
-
Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ -
Tây Ninh: Tốc độ tăng trưởng GRDP xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố -
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An đạt khoảng 8,3% trong năm 2024 -
Khánh Hòa gặp khó khi tách dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khỏi dự án đầu tư -
Bước nước rút trên các đại công trường cao tốc -
Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, Hải Dương đón nhiều doanh nghiệp lớn -
Doanh nghiệp đánh giá Đà Nẵng là điểm đến đầu tư hấp dẫn, đáng tin cậy
-
1 TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
3 Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
4 Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/1
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững