
-
TP.HCM khởi công dự án đê bao gần 1.000 tỷ đồng ven bờ hữu sông Sài Gòn
-
Lập Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
-
Nghiên cứu đầu tư 5 đảo nổi trên vịnh Đà Nẵng, hình thành khu đô thị mới
-
Vĩnh Long bãi bỏ quyết định thành lập cụm công nghiệp có vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng
-
Bình Định và Tập đoàn Syre ký kết ghi nhớ dự án sản xuất tái chế vải -
Khởi động dự án thứ cấp đầu tiên tại VSIP Cần Thơ, vốn 300 triệu USD
![]() |
Tuyến cao tốc TP.Cà Mau - Đất Mũi có vị trí điểm cuối tuyến tại huyện Ngọc Hiển. |
UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn số 1325/UBND – XD gửi Thủ tướng Chính phủ về việc lập thủ tục đầu tư tuyến cao tốc TP. Cà Mau - Đất Mũi.
Theo ông Phạm Thành Ngại – Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi là công trình có quy mô rất lớn, giải pháp kỹ thuật phức tạp, có tính chất rất đặc thù trong số những dự án đường bộ cao tốc tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với phần lớn tuyến đi qua các vùng đất ngập nước, khu vực rừng ngập mặn, điều kiện địa chất rất yếu và phức tạp, tuyến qua nhiều sông, kênh, rạch, chế độ thủy triều, thủy văn phức tạp.
Trong khi đó, tỉnh Cà Mau lại chưa có kinh nghiệm lập thủ tục đầu tư và quản lý đầu tư các dự án có quy mô và tính chất tương tự.
Chính vì vậy, để bảo đảm đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ thủ tục đầu tư, thuận lợi trong quá trình thực hiện, phấn đấu khởi công dự án trong năm 2025, UBND tỉnh Cà Mau đề nghị người đứng đầu Chính phủ xem xét, giao Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, lập hồ sơ bước đề xuất chủ trương đầu tư (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật có liên quan.
“UBND tỉnh Cà Mau sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT trong quá trình nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư, việc giao cơ quan chủ quản thực hiện dự án, đồng thời tập trung thực hiện công tác chuẩn bị để tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng và các công tác phối hợp theo thẩm quyền, trách nhiệm của địa phương, bảo đảm yêu cầu tiến độ của dự án”, lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau cho biết.
Liên quan đến công tác bố trí ngân sách địa phương để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng xây dựng tuyến cao tốc TP. Cà Mau – Đất Mũi, lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau khẳng định là nhận thức rõ trách nhiệm của địa phương trong việc góp phần bảo đảm nguồn lực để triển khai thực hiện dự án. Trong trường hợp được giao nhiệm vụ bố trí ngân sách địa phương để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tỉnh Cà Mau sẽ rà soát, cắt giảm một số dự án đầu tư, sắp xếp lại các khoản chi ngân sách địa phương để bảo đảm kinh phí thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đáp ứng yêu cầu tiến độ.
Tuy nhiên, Cà Mau là tỉnh còn rất khó khăn, chưa tự cân đối được ngân sách và hiện nay tỉnh đang phải tập trung triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách địa phương (khoảng 863 tỷ đồng) để thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau.
Trong khi đó, với chiều dài dự kiến 90 km, cao tốc Cà Mau - Đất Mũi cần nhu cầu kinh phí rất lớn cho công tác giải phóng mặt bằng, trường hợp bố trí toàn bộ từ ngân sách địa phương sẽ tạo áp lực lớn cho ngân sách tỉnh, dẫn đến khó khăn cho địa phương trong cân đối nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Do đó, UBND tỉnh Cà Mau đề nghị Thủ tướng giao Bộ GTVT và các Bộ, ngành Trung ương xem xét, hỗ trợ tối đa cho ngân sách tỉnh Cà Mau để bố trí thực hiện công tác giải phóng mặt bằng tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi.
UBND tỉnh Cà Mau cũng kiến nghị người đứng đầu Chính phủ giao Bộ GTVT chỉ đạo nghiên cứu phương án xây dựng phù hợp với điều kiện đặc thù của dự án, bảo đảm hiệu quả trong quản lý, khai thác, giảm diện tích chiếm dụng, hạn chế tác động đến hệ sinh thái tự nhiên, tiết kiệm chi phí giải phóng mặt bằng.
Trong thời gian vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau đã chủ động rà soát sơ bộ các phương án gồm: tuyến đi thấp (nền đắp); tuyến đi thấp kết hợp cầu cạn; cầu cạn, với chi phí giải phóng mặt bằng tương ứng của từng phương án khoảng 2.283 tỷ đồng, 2.046 tỷ đồng và 1.689 tỷ đồng.
“Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy phương án xây dụng cầu cạn tiết kiệm đáng kể chi phí giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợi cho tỉnh Cà Mau trong việc cân đối, bố trí ngân sách địa phương để tham gia vào kinh phí giải phóng mặt bằng của dự án”, lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau phân tích.
Trước đó, vào tháng 1/2025, Thủ tướng đã ký Quyết định số 12/QĐ – TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, người đứng đầu Chính phủ đồng ý bổ bổ sung quy hoạch mới 2 tuyến: Cao tốc Cà Mau - Đất Mũi, cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum.
-
TP.HCM khởi công dự án đê bao gần 1.000 tỷ đồng ven bờ hữu sông Sài Gòn
-
Lập Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
-
Nghiên cứu đầu tư 5 đảo nổi trên vịnh Đà Nẵng, hình thành khu đô thị mới
-
Vĩnh Long bãi bỏ quyết định thành lập cụm công nghiệp có vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng
-
Bình Định và Tập đoàn Syre ký kết ghi nhớ dự án sản xuất tái chế vải -
Quảng Nam khẳng định 9 dự án điện mặt trời không có vi phạm về đất đai -
Khởi động dự án thứ cấp đầu tiên tại VSIP Cần Thơ, vốn 300 triệu USD -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ -
Cơ hội “độc nhất vô nhị” của Việt Nam trong thu hút vốn FDI -
Sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án điện gió 1.688 tỷ đồng tại Quảng Trị -
Quảng Nam rà soát ranh giới Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)