-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
Nhà ga quốc tế, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh. |
Cục Hàng không Việt Nam vừa có tờ trình đề nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, trong thời kỳ 2021-2030, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh là sân bay cấp 4E và sân bay quân sự cấp I; công suất 25 triệu hành khách/năm và 55.000 tấn hàng hóa/năm. Sân bay có tổng số vị trí đỗ tàu bay là 75 vị trí; loại tàu bay khai thác là Boeing 747, Boeing 777, Boeing 787, Airbus 321, Airbus 350 và tương đương trở xuống; phương thức tiếp cận hạ cánh bằng thiết bị hạ cánh chính xác theo tiêu chuẩn CAT II.
Tầm nhìn đến năm 2050, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh sẽ có công suất 36 triệu hành khách/năm và 100.000 tấn hàng hóa/năm. Sân bay này sẽ có tổng số vị trí đỗ tàu bay là 102 vị trí; loại tàu bay khai thác là Boeing 747, Boeing 777, Boeing 787, Airbus 321, Airbus 350 và tương đương trở xuống; phương thức tiếp cận hạ cánh bằng thiết bị hạ cánh chính xác theo tiêu chuẩn CAT II.
Trong thời kỳ 2021-2030, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất giữ nguyên đường cất hạ cánh số 2 đã được nâng cấp, kích thước 3.048m x 45m, lề vật liệu rộng 7,5m; xây dựng mới đường cất hạ cánh số 1 cách đường cất hạ cánh số 2 là 360m, kích thước 3.051m x 45m; hướng đường CHC 02-20, lề vật liệu mỗi bên rộng 7,5m. Tầm nhìn đến năm 2050 sẽ giữ nguyên theo quy mô đã xây dựng tại giai đoạn trước.
Về nhà ga hàng không, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất trong thời kỳ 2021-2030 sẽ xây dựng nhà ga hành khách T1 theo nhu cầu, công suất quy hoạch 21 triệu hành khách/năm (quốc nội 8,5 triệu hành khách/năm, quốc tế 12,5 triệu hành khách/năm), giữ nguyên nhà ga T2 (quốc tế) công suất 4 triệu hành khách/năm.
Tầm nhìn đến năm 2050 sẽ cải tạo nhà ga T2 và hợp khối nhà ga T1 thành nhà ga T1 (quốc tế) mới công suất 24 triệu hành khách/năm. Xây mới nhà ga T3 (quốc nội) công suất 12 triệu hành khách/năm đảm bảo theo dự báo tầm nhìn đến năm 2050 đạt 36 triệu hành khách/năm.
Đối với nhà ga hàng hoá, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất quy hoạch diện tích đất cho khu ga hàng hóa là 12,1ha.
Thời kỳ 2021-2030 sẽ xây dựng mới nhà ga hàng hóa tại vị trí về phía Bắc sân đỗ máy bay, tiếp giáp đường ven biển; công suất nhà ga hàng hóa đáp ứng khoảng 55.000 tấn hàng hóa/năm giai đoạn đến năm 2030. Tầm nhìn đến năm 2050 sẽ tiến hành mở rộng nhà ga hàng hóa về phía Đông, công suất nhà ga hàng hóa đáp ứng khoảng 100.000 tấn hàng hóa/năm, có thể mở rộng đảm bảo phát triển dài hạn.
Ngoài các công trình nói trên, Cục Hàng không Việt Nam còn đề xuất điều chỉnh, hoặc bổ sung các công trình tiện ích khác như: khu hàng không chung, hàng không tư nhân; khu dịch vụ bảo dưỡng tàu bay; khu cấp nhiên liệu; khu nhà làm việc của công an, hải quan; công trình đảm bảo an ninh hàng không, hệ thống khẩn nguy, cứu nạn; hệ thống giao thông kết nối…
Theo tính toán, nhu cầu đất của toàn Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh thời kỳ 2021- 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là 628,41 ha (không bao gồm phần đất quân sự phía Đông Nam của Cảng), trong đó diện tích đất do hàng không dân dụng quản lý là 586,88 ha; diện tích đất do quân sự quản lý là 41,53 ha. Cục Hàng không Việt Nam xác định nhu cầu vốn đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 dự kiến là 39.376 tỷ đồng, trong đó thời kỳ 2021-2030 dự kiến là 24.311 tỷ đồng; giai đoạn sau 2030 tầm nhìn đến năm 2050 dự kiến là 15.065 tỷ đồng.
Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1006/QĐ-TTg ngày 14/7/2009.
Kể từ khi được phê duyệt quy hoạch năm 2009 đến nay, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đã được triển khai đầu tư xây dựng các hạng mục công trình cơ bản theo Quy hoạch được duyệt. Đồng thời Cảng hàng không đã được khai thác có hiệu quả, đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh của tỉnh Khánh Hòa cũng như sự phát triển của ngành hàng không.
Trong các năm gần đây, tốc độ tăng trưởng hành khách thông qua Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh vượt tốc độ dự báo trong hồ sơ quy hoạch được duyệt.
Theo quy hoạch được duyệt tại Quyết định số 1006/QĐ-TTg, giai đoạn đến năm 2020 lượng hành khách tiếp nhận đạt 5,5 triệu hành khách/năm, định hướng đến năm 2030 lượng hành khách tiếp nhận đạt 8,0 triệu hành khách/năm.
Tuy nhiên thực tế khai thác năm 2019, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đã đón 10 triệu lượt khách thông qua cảng. Năm 2020 và 2021, ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19, sản lượng hành khách thông qua Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh vẫn đạt khoảng 3,3 triệu hành khách. Một số nghiên cứu và dự báo của các tổ chức quốc tế như ICAO, IATA đều nhận định đến năm 2024, sản lượng hành khách hàng không sẽ khôi phục lại thời điểm 2019.
Dự báo sản lượng hành khách thông qua Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh trong đề án Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đang được Bộ GTVT tổ chức triển khai lập và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 25 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030 và tăng lên 36 triệu hành khách/năm trong tầm nhìn đến năm 2050. Do đó cần phải xem xét, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh để phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc và nhu cầu thực tế.
-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam
-
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025