-
Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp là vốn của doanh nghiệp, sao luật lại bắt đi xin -
Doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài khi nào? -
AEON Huế đóng góp tích cực, kiến tạo tương lai -
Hải Phòng: Khánh thành nhà máy sản xuất tay co cửa trị giá 30 triệu USD -
Diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp năm 2024” lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng -
Nuôi dưỡng khát vọng khởi nghiệp sáng tạo ngay trên ghế nhà trường
Việc tăng phí bảo vê môi trường nhằm hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng đầu tư khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả. |
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với khai thác khoáng sản, thay thế Nghị định số 164/2016/NĐ-CP.
Bộ Tài chính cho biết, thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản theo quy định tại Nghị định 164/2016/NĐ-CP đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản; tăng cường quản lý khai thác khoáng sản; khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ, khai thác hiệu quả; góp phần hạn chế các tác động xấu đối với môi trường...
Số thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản hàng năm đã góp phần tích cực để địa phương bổ sung nguồn đầu tư cho bảo vệ môi trường tại nơi khai thác.
Số liệu ghi nhận, số thu phí bảo vệ môi trường năm 2017: 3.029 tỷ đồng; năm 2018: 3.448 tỷ đồng; năm 2019: 3.737 tỷ đồng; năm 2020: 3.576 tỷ đồng.
Bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện Nghị định 164/2016/NĐ-CP đã phát sinh một số vấn đề cần sửa đổi, hoàn thiện để: Triển khai chủ trương mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản; xử lý vướng mắc phát sinh trong thực hiện; bảo đảm thống nhất với Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý thuế và Luật bảo vệ môi trường.
Do đó, Bộ cho biết, việc nghiên cứu xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 164/2016/NĐ-CP là cần thiết để đáp ứng yêu cầu đặt ra là: Mức phí bảo vệ môi trường phải căn cứ vào khối lượng chất thải ra môi trường và mức độ ô nhiễm trong quá trình khai thác khoáng sản gây ra; đảm bảo việc khai thác khoáng sản được tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí tài nguyên và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến.
Tăng phí bảo vệ môi trường đối với cát, sỏi, đá làm vật liệu xây dựng
Theo Bộ Tài chính, Nghị định 164/2016/NĐ-CP quy định khung mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác sỏi, cuội, sạn, cát, đất sét, đá làm vật liệu xây dựng thông thường từ 1.500 - 6.000 đồng/m3.
Việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường gây sạt lở bờ sông, ô nhiễm môi trường nhiều nơi. Hiện phí bảo vệ môi trường đối với khai thác sỏi, cuội, sạn, cát, đất sét, đá làm vật liệu xây dựng thông thường còn thấp, chưa khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay thế.
Mức phí tại Nghị định 164/2016/NĐ-CP kế thừa từ Nghị định số 74/2011/NĐ-CP. Từ năm 2011 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 40%, lương cơ bản tăng khoảng 80%. Từ năm 2016 đến nay, giá tối đa tính thuế tài nguyên đối với cát đen tăng 100%.
Do vậy, để hạn chế khai thác manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả; khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay thế khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; bảo đảm cho địa phương linh hoạt trong điều chỉnh mức thu phí, hạn chế ảnh hưởng đến giá vật liệu xây dựng trong bối cảnh dịch Covid-19, ảnh hưởng đến thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng; Bộ Tài chính trình Chính phủ điều chỉnh tăng khung mức phí đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo hướng: Tăng 150% mức phí tối thiểu và mức phí tối đa tại Nghị định 164/2016/NĐ-CP như sau:
Số TT |
Loại khoáng sản |
Mức thu (đồng/m3) |
|
NĐ 164 |
Dự thảo |
||
4 |
Sỏi, cuội, sạn |
4.000 - 6.000 |
6.000 - 9.000 |
5 |
Đá làm vật liệu xây dựng thông thường |
1.000 - 5.000 |
1.500 - 7.500 |
7 |
Cát vàng |
3.000 - 5.000 |
4.500 - 7.500 |
9 |
Các loại cát khác |
2.000 - 4.000 |
3.000 - 6.000 |
11 |
Đất sét, đất làm gạch, ngói |
1.500 - 2.000 |
2.250 - 3.000 |
Bổ sung thu phí đối với đá hoa trắng để sản xuất bột carbonat
Tại Biểu khung phí kèm theo Nghị định164: Đá vôi, khoáng chất công nghiệp (barit, fluorit, bentônít, các loại khoáng chất khác) là 1.000 - 3.000 đồng/tấn (Điểm 6 Mục II).
Vấn đề cần giải quyết, pháp luật khoáng sản không quy định rõ về các loại khoáng chất khác. Tại tỉnh Nghệ An áp dụng điểm 6 Mục II nêu trên để thu phí đối với trường hợp khai thác đá hoa trắng sản xuất bột carbonat. Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước cho rằng đá hoa trắng có giá trị cao, việc áp dụng thu như tỉnh Nghệ An là không phù hợp. Tỉnh Nghệ An đề nghị bổ sung thu phí đối với trường hợp này vào Biểu khung mức phí.
Theo quy định tại Thông tư số 05/2020/TT-BTC, đá hoa trắng sản xuất bột carbonat được xếp cùng nhóm “đá hoa trắng”. Mức tối đa giá tính thuế tài nguyên đối với đá hoa trắng sản xuất bột carbonat (140.000 - 400.000 đồng/m3) bằng mức tối đa giá tính thuế tài nguyên đối với đá chẻ làm vật liệu xây dựng thông thường (280.000 - 400.000 đồng/m3).
Qua tìm hiểu được biết đá hoa trắng sản xuất bột carbonat thường dùng làm phụ gia để sản xuất sơn tường, giấy, nhựa, lốp xe, đồ gia dụng, thức ăn gia súc, gia cầm, mỹ phẩm và một số dược phẩm, phân bón cho cây trồng;… giá bán bột đá hoa trắng không cao. Do đó, tại dự thảo Nghị định quy định mức phí BVMT đối với đá làm vật liệu xây dựng thông thường từ 1.500 - 7.500 đồng/tấn.
Để bảo đảm thống nhất, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho bổ sung quy định thu phí đối với đá hoa trắng sản xuất bột carbonat: 1.500 - 7.500 đồng/tấn (bằng mức phí đối với đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại dự thảo Nghị định).
-
Siết quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Hoa Kỳ -
Hải Phòng: Khánh thành nhà máy sản xuất tay co cửa trị giá 30 triệu USD -
Doanh nghiệp tư nhân trong nước vẫn rất khó -
Diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp năm 2024” lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng -
Nuôi dưỡng khát vọng khởi nghiệp sáng tạo ngay trên ghế nhà trường -
Vietnam Airlines tổ chức xúc tiến du lịch Việt Nam - châu Âu tại TP. Munich -
PC1 thực hiện tổng thầu nhà máy điện gió tại Philippines
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10 -
2 Sắp tổ chức chuyển giao bắt buộc CBBank và OceanBank, hoàn thiện phương án tăng vốn cho big 4 -
3 Dự kiến năm 2025 tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% -
4 Chuỗi phòng tập Fit 24 đóng cửa vì cổ đông đầu tư ra bên ngoài? -
5 Nhiều vấn đề đất đai, nhà ở có thể để lại hậu quả xấu với nền kinh tế
- M.O.I giành 2 giải thưởng APEA 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu ngành làm đẹp Việt Nam
- Những doanh nghiệp SME vươn cao tại Việt Nam năm 2024
- ACBS đạt Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á
- KB Securities Việt Nam được vinh danh hạng mục "Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á"
- LOTTE Mart chung tay cùng đồng bào miền bắc tái thiết cuộc sống sau bão yagi
- PNJ được APEA vinh danh Thương hiệu truyền cảm hứng 2024