
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm -
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
![]() |
EVFTA đi vào thực thi mở ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩu cho ngành dệt may. |
Điều khiến các doanh nghiệp dệt may lo lắng nhất trong thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là quy tắc xuất xứ từ vải.
Cụ thể, EVFTA yêu cầu quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) đối với hàng dệt may, tức là để được hưởng thuế quan ưu đãi theo EVFTA, hàng dệt may Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam. Ngoài ra, đối với các sản phẩm dệt may thuộc Chương 61 và 62 của biểu thuế, EU cho phép được sử dụng vải nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản để sản xuất sản phẩm cuối cùng xuất khẩu sang EU và vẫn được hưởng thuế suất ưu đãi của EVFTA.
Thực tế, sản xuất vải trong nước mới đạt sản lượng 2 tỷ mét/năm, đáp ứng 25-30% nhu cầu. Trong khi đó, nguồn cung cấp vải chính yếu cho ngành dệt may Việt Nam nhiều năm qua không đến từ các thị trường mà EVFTA chấp thuận. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2020, dệt may chi 11,88 tỷ USD nhập khẩu vải, trong đó, chi nhập vải từ Trung Quốc chiếm trên 61,2%, đạt 7,27 tỷ USD; Đài Loan 1,4 tỷ USD; Ấn Độ 36 triệu USD; Hồng Kông đạt 78,1 triệu USD.
Để tháo gỡ điểm nghẽn về vải, sau khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam đã ký thỏa thuận với Hàn Quốc triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu dệt may giữa 2 nước. “Thỏa thuận này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng nguồn nguyên liệu dệt may chất lượng cao từ Hàn Quốc, gỡ điểm nghẽn về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu vải đối với hàng dệt may xuất khẩu đi EU, tận dụng nhanh và hiệu quả EVFTA”, ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) khẳng định.
Theo tính toán của Vitas, với việc tăng nhập khẩu vải từ Hàn Quốc theo thỏa thuận đã ký, hàng dệt may từ Việt Nam vào EU có tỷ lệ đáp ứng quy tắc xuất xứ tới 50% (cộng gộp lượng vải từ Việt Nam và vải nhập từ Hàn Quốc). Điều này rất thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan xuất khẩu vào EU.
Nhìn vào mức chi nhập vải từ các thị trường mà EVFTA chấp thuận như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, các doanh nghiệp dệt may có hoạt động xuất khẩu sang EU có thể tạm thở phào về đáp ứng quy tắc xuất xứ để được ưu đãi thuế. Năm 2020, kim ngạch nhập vải từ Hàn Quốc, Nhật Bản và EU đạt gần 2,380 tỷ USD (năm 2019 đạt 3 tỷ USD).
Đối với nguồn cung vải từ Nhật Bản, Bộ Công thương đang triển khai đàm phán với nước này để doanh nghiệp sử dụng vải Nhật được cộng gộp hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA. Cộng với nguồn vải doanh nghiệp tự thu xếp từ nguồn cung trong nước và phân chia mức sử dụng vải nhập từ 3 thị trường kể trên, tỷ lệ sử dụng vải để xuất khẩu sang EU sẽ tiếp tục được cải thiện.
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần May Hưng Yên, với những đơn hàng đi EU mà doanh nghiệp có trách nhiệm lo vải, doanh nghiệp sẽ tính toán để có được nguồn vải nhập khẩu từ các thị trường EU cho phép, đáp ứng được tỷ lệ xuất xứ cao nhất.
Mỗi năm, dệt may Việt Nam xuất sang EU trên 4 tỷ USD, còn quá nhỏ so với giá trị nhập khẩu 250 tỷ USD/năm của EU. EVFTA đi vào thực thi mở ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩu cho ngành dệt may. Theo đó, 100% các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau tối đa 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa -
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower