Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 18 tháng 12 năm 2024,
Dệt may Hòa Thọ được gia hạn ưu tiên hải quan thêm 3 năm
Thế Hải - 12/05/2021 07:33
 
Tổng công ty CP Dệt May Hòa Thọ (Đà Nẵng) được Tổng cục Hải quan tiếp tục gia hạn ưu tiên hải quan với thời hạn 3 năm.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn vừa ký quyết định 1255/QĐ-TCHQ gia hạn áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên đối với Tổng công ty CP dệt may Hòa Thọ (Đà Nẵng).

Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của Hòa Thọ từ 2016-2020
Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của TCT CP Dệt May Hòa Thọ từ 2016-2020.

Thời gian gia hạn áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên đối với Tổng công ty CP dệt may Hòa Thọ là 3 năm.

Tổng công ty CP dệt may Hòa Thọ được công nhận doanh nghiệp ưu tiên lần đầu năm 2018.

Được thành lập từ 1962, Tổng công ty CP dệt may Hòa Thọ là một trong những doanh nghiệp dệt may có bề dày lịch sử và quy mô lớn với 2 lĩnh vực chính: sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm may mặc, các loại sợi; nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị thiết yếu dùng để kéo sợi và sản xuất hàng may mặc

Không chỉ là một hệ thống cung ứng sợi, may hàng đầu Việt Nam, Tổng công ty CP dệt may còn giữ vai trò nòng cốt, trong các hoạt động của Tập đoàn Dêt may Việt Nam (Vinatex) và Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas).

Hiện nay, sản phẩm của Tổng công ty CP dệt may Hòa Thọ được xuất khẩu đến nhiều thị trường lớn như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc....

Năm 2020, Hòa Thọ đạt doanh thu 3.256 tỷ đồng, kim ngạch xuất khảu 186 triệu USD, lợi nhuận hợp nhất 70 tỷ đồng. Mục tiêu của Hòa Thọ trong năm 2021 với doanh thu 3.482 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu 206 triệu USD, lợi nhuận trước thuế 75 tỷ đồng.

Ngoài Tổng công ty CP dệt may Hòa Thọ, lĩnh vực dệt may còn có nhiều doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp ưu tiên như: Tổng công ty CP may Việt Tiến; Công ty CP may Tiền Tiến; Tổng công ty CP may 10; Công ty CP đầu tư và thương mại TNG; Công ty CP may Sông Hồng…

Theo Tổng cục Hải quan, thực hiện chế độ doanh nghiệp ưu tiên là một trong những giải pháp quan trọng để tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. 

Tuy nhiên, để đạt được chế độ ưu tiên hải quan trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải đáp ứng được điều kiện: Tuân thủ pháp luật về hải quan, thuế, điều kiện về kim ngạch xuất nhập khẩu, nếu xuất nhập khẩu phải đạt kim ngạch 100 triệu USD/năm trở lên hoặc đạt kim ngạch xuất khẩu hàng sản xuất tại Việt Nam từ 40 triệu USD/năm trở lên.  

Kim ngạch quy định trên là kim ngạch bình quân của 02 năm liên tục, gần nhất tính đến ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem xét, không bao gồm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác.

Những lợi ích cụ thể mà cộng đồng doanh nghiệp được thụ hưởng (theo quy định của Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn) khi được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên như: Miễn kiểm tra chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá sự tuân thủ pháp luật.

Đồng thời doanh nghiệp được làm thủ tục hải quan bằng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan…; được ưu tiên khi thực hiện thủ tục về thuế đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật…

"Ông lớn" ngành giày dép được ưu tiên hải quan
Công ty TNHH Pouchen Việt Nam (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) chuyên sản xuất, xuất khẩu mặt hàng giày dép, đặc biệt là giày thể thao cho các hãng Nike, Adidas,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư