
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
![]() |
Tổng công ty CP Dệt May Hòa Thọ là doanh nghiệp mới nhất trong ngành dệt may được công nhận ưu tiên hải quan. Năm 2017, Hòa Thọ đạt kim ngạch xuất khẩu 201 triệu USD. |
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn vừa ký Quyết định 1440/QĐ-TCHQ công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực Hải quan đối với Công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ (Đà Nẵng).
Theo Cục Kiểm tra sau thông quan, Tổng cục Hải quan, Dệt may Hòa Thọ là một trong những doanh nghiệp dệt may lớn tại Đà Nẵng và cả nước, với quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 320 triệu USD năm 2017.
Đây cũng là một trong những doanh nghiệp thành viên thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Kim ngạch xuất khẩu năm 2017 của Hòa Thọ đạt 201 triệu USD, tăng 26%, trong đó có thị trường Hoa Kỳ chiếm 46%, EU chiếm 11%, thị trường châu Á chiếm 23% và thị trường khác chiếm 20%. Đã và đang sản xuất cho các nhãn hiệu thương mại nổi tiếng thế giới như: Snickers, Burton, Novadry, Haggar, Perry Ellis Portfolio, Calvin Klein ...
Doanh thu của Hòa Thọ năm 2017 đạt hơn 3.875 tỷ đồng, tăng 21% so với 2016, lợi nhuận hợp nhất 86 tỷ đồng.
Năm 2018, Hòa Thọ đặt mục tiêu doanh thu 4.050 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu 220 triệu USD, lợi nhuận trước thuế 90 tỷ đồng.
Với việc cộng nhận thêm Dệt may Hòa Thọ, hiện cả nước có 6 doanh nghiệp dệt may (100% vốn trong nước) được công nhận ưu tiên trong lĩnh vực hải quan.
Các doanh nghiệp được công nhận trước đó là Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến; Công ty cổ phần May Tiền Tiến; Tổng Công ty cổ phần May 10; Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG; Công ty cổ phần May Sông Hồng.
Theo quy định tại Thông tư 72/2015/TT-BTC, doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên phải đáp ứng đủ 6 nhóm điều kiện: điều kiện tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật về thuế; điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu (mỗi năm đạt từ 100 triệu USD trở lên); điều kiện về thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; điều kiện thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu; điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ và điều kiện chấp hành tốt pháp luật về kế toán, kiểm toán.
Với quyết định công nhận được ưu tiên về hải quan, các doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều ưu đãi như: Miễn kiểm tra chứng từ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; Thông quan bằng tờ khai chưa hoàn chỉnh; Ưu tiên thứ tự làm thủ tục hải quan...

-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm -
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa -
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower