-
Rà soát cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ Cambridge International -
Nam Định yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về khai thác cát -
Thất thu ngân sách tại dự án Amber Riverside 622 Minh Khai, Hà Nội -
Đảm bảo an toàn khi thi công nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam -
Liên tục giả mạo văn bản cơ quan thuế để “làm việc” với cơ sở kinh doanh -
Sai phạm cổ phần hóa Tổng công ty Thép Việt Nam: Chuyển hồ sơ sang Bộ Công an
Những dự án “cỏ mọc”
Năm 2006, Thủ tướng Chỉnh phủ đã ra quyết định quy hoạch các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020. Theo đó, các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn TP. Hà Nội và TP.HCM đang có trụ sở tại các quận trung tâm sẽ phải được chuyển ra các quận vùng ven. Sau khi quyết định này được công bố, tại TP.HCM, đã có nhiều trường đại học được cấp đất để xây dựng trường mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trường đại học Dân lập Văn Hiến được UBND TP.HCM đồng ý cấp 56.949 m2 đất tại Khu đô thị mới Nam Thành phố (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh) để xây trường mới. Tuy nhiên sau khi nhận đất, Trường không triển khai xây dựng mà vẫn đi thuê cơ sở không đủ tiêu chuẩn để giảng dạy. Năm 2013, UBND TP.HCM đã ra Quyết định số 3545/QĐ-UBND chấm dứt hiệu lực thực hiện Quyết định cấp đất số 5311/QĐ-UBND năm 2007 đã cấp cho Trường.
Dự án xây mới Trường đại học Dân lập Văn Lang giờ vẫn chỉ là bãi đất hoang cỏ mọc um tùm |
Cũng trong tình trạng bỏ hoang đất cho cỏ mọc um tùm là dự án của Trường đại học Dân lập Văn Lang tại phường 5, quận Gò Vấp. Dự án này được UBND TP.HCM thông qua từ hơn 10 năm nay, nhưng tới tháng 2/2013, Trường đại học Dân lập Văn Lang mới hoàn thành việc đền bù giải phóng mặt bằng và tiến hành san lấp mặt bằng. Tháng 3/2014, Trường đã 4 lần làm việc với công ty tư vấn thiết kế (Liên danh Công ty DESO - Công ty EAI - Công ty ARDOR) để ký hợp đồng tư vấn thiết kế quy hoạch. Tuy nhiên, tới nay, dự án này vẫn để cỏ lau thỏa sức mọc.
Với Trường đại học Tài chính Marketing, ngày 6/5/2013, Bộ Tài chính đã có Công văn số 5521/BTC-KHTC gửi UBND TP.HCM về việc chấp thuận cho Trường được di dời về Khu dân cư Nhơn Đức, huyện Nhà Bè để xây dựng cơ sở mới. Ngày 16/9/2013, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đã ký Thông báo số 675/TB-VP đồng ý cho phép Trường được dời về khu đất 40 ha thuộc dự án của Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài đàm phán với Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng về giá cả đền bù để sở hữu khu đất này, Trường đành thông báo thất bại và tiếp tục để sinh viên học tại các cơ sở hiện nay đến khi nào Thành phố có chủ trương cấp đất mới cho Trường.
Đây chỉ là số ít các trường đại học, cao đẳng tại TP.HCM được cấp đất, nhưng không thực hiện xây mới trường, mặc cho thời hạn thực hiện quy hoạch di dời các trường đại học, cao đẳng từ quận trung tâm ra các quận vùng ven sắp kết thúc.
“Đẩy khó cho trường”
Đó là câu trả lời chung từ phía các trường đại học khi được hỏi vì sao được cấp đất mà không xây dựng cơ sở, để cảnh hoang hóa kéo dài, trong khi phải trả số tiền lớn mỗi tháng để đi thuê cơ sở cho sinh viên học.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Trần Đức Dũng, Thành viên HĐQT, Trợ lý Hiệu trưởng Trường đại học Dân lập Văn Hiến cho biết, hiện việc đền bù giải tỏa dự án xây trụ sở mới của Trường đã thực hiện được 97%, chỉ còn 3% chưa đền bù xong. Lý do là Trường chưa thể tìm ra 3 hộ dân có đất tại dự án đang ở đâu để thỏa thuận việc đền bù.
Tuy nhiên, khi phóng viên đưa ra văn bản của UBND Thành phố về việc thu hồi lại đất đã cấp cho Trường vì chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, thì ông Dũng cho biết, Trường đã xin UBND Thành phố xin tiếp tục thực hiện dự án và đang tiến hành việc đền bù cho người dân. Thời gian tới, Trường sẽ thực hiện xây dựng giai đoạn 1 để đến năm 2017 sẽ có trường mới cho sinh viên theo học.
Theo ông Nguyễn Quốc Hợp, Phó hiệu trưởng Trường đại học Dân lập Văn Hiến, việc chậm tiến độ xây dựng cơ sở mới của Trường là do Thành phố giao đất, nhưng lại đề nghị Trường phải tự đền bù giải tỏa. Trong khi đó, số tiền dành cho việc đền bù giải tỏa đất ngang ngửa số tiền mà Trường dành cho việc xây mới. Ngoài ra, thời gian trước, do Trường gặp nhiều khó khăn về tài chính, nên việc đền bù, giải phóng mặt bằng gặp vướng.
“Trường đại học Tài chính Marketing được Thành phố giao đất trong khu dự án của Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng và Trường phải mua lại đất của chủ đầu tư này. Lúc này, chủ đầu tư đang cần tiền nên đề nghị Trường phải giao tiền luôn. Việc không thống nhất về giá và không thu xếp được tài chính khiến Trường không thể mua được xuất đất đó. Vì vậy, Vạn Phát Hưng đã bán đất đó cho Trường đại học Thể dục thể thao TP.HCM”, ông Nguyễn Văn Hiến, Phó hiệu trưởng Trường đại học Tài chính Marketing giải thích.
Cũng theo vị phó hiệu trưởng trên, việc các trường phải tự đền bù giải tỏa đất mà Thành phố giao cho để xây dựng cơ sở mới hiện gặp nhiều khó khăn, vì đây không phải dự án thương mại, nên chủ đầu tư không thỏa thuận được giá đền bù với người dân. Người dân có đất trong dự án không chịu giá đền bù mà Nhà nước áp đặt, nên họ không chịu giao đất cho các trường. Do đó, tới nay, chỉ ít trường được Thành phố giao cho đất sạch mới có thể xây dựng được cơ sở mới.
-
Nam Định yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về khai thác cát -
“Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
Thất thu ngân sách tại dự án Amber Riverside 622 Minh Khai, Hà Nội -
Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng
-
Đảm bảo an toàn khi thi công nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam -
Thủ đoạn phát hành “tiền ảo” BSCL trái phép để lừa tiền thật của nhà đầu tư -
Đất quy hoạch công nghiệp của Matexim dễ dàng biến thành đất dân cư -
Liên tục giả mạo văn bản cơ quan thuế để “làm việc” với cơ sở kinh doanh -
Loạt sai phạm tại dự án Phương Đông Green Park số 1 Trần Thủ Độ -
Sai phạm cổ phần hóa Tổng công ty Thép Việt Nam: Chuyển hồ sơ sang Bộ Công an -
Chủ tịch Quảng Nam yêu cầu Ban Quản lý đầu tư xây dựng tỉnh kiểm điểm
-
1 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
2 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
3 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
4 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm