Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Địa phương đứng ngồi không yên, muốn tiếp tục hưởng chính sách giá điện mặt trời
Thanh Hương - 30/10/2018 08:48
 
Sau khi Ninh Thuận được Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian hưởng chính sách giá điện mặt trời tới hết năm 2020, các địa phương khác cũng đứng không ngồi yên.

Bình Thuận học theo Ninh Thuận

Ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các dự án điện mặt trời trên địa bàn tỉnh được hưởng chính sách giá điện theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017, về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam đến hết năm 2020, nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư

Sau khi Ninh Thuận được Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian hướng chính sách giá điện mặt trời tới hết năm 2020, các địa phương khác cũng đứng không ngồi yên.
Sau khi Ninh Thuận được Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian hướng chính sách giá điện mặt trời tới hết năm 2020, các địa phương khác cũng đứng không ngồi yên.

Trong thời gian trình Bộ Công thương thẩm định và phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển điện mặt trời tỉnh Bình Thuận giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã có 90 dự án điện mặt trời, với tổng công suất đăng ký đầu tư là 5.341,06 Mwp; tổng diện tích 6.720,48 ha với tổng vốn đầu tư dự kiến 137.208,85 tỷ đồng. 

Cũng có 23 dự án của 23 nhà đầu tư được UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư với tổng công suất 1.115,18 MWp, với đăng ký khởi công xây dựng trong năm 2018 và hoàn thành phát điện thương mại trước ngày 30/6/2019. 

Theo Quyết định số 428/2016/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến 2030, điện mặt trời sẽ tăng tổng công suất lắp đặt lên đạt 850 MW vào năm 2020; 4.000 MW vào năm 2025 và 12.000 MW vào năm 2030.
Có thể sẽ xuất hiện “làn sóng” xin kéo dài chính sách giá mua điện mặt trời tương đương 9,35 UScent/kWh

Theo đánh giá của UBND tỉnh, các dự án này hầu hết khó hoàn thành đóng điện thương mại trước ngày 30/6/2019. Nguyên nhân chính là do nhiều dự án nằm trong khu vực dự trữ quốc gia khoáng sản titan, hiện chưa được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận triển khai.  

Bởi vậy, với các dự án điện mặt trời đã được Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo tổ chức họp thẩm định, tỉnh Bình Thuận cũng đề nghị Thủ tướng cho phép Bộ Công Thương xem xét, báo cáo và thực hiện phê duyệt bổ sung các dự án này vào quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, kể cả các dự án đang nằm trong vùng khu vực dự trữ quốc gia khoáng sản titan.

Với các dự án đã trình Bộ Công thương, địa phương này cũng đề nghị Bộ tiếp tục thẩm định để báo cáo Thủ tướng và phê duyệt bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực với các dự án đáp ứng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các tiêu chí của Bộ Công thương.

Làn sóng xin…

Đề nghị của Bình Thuận được các chuyên gia ngành năng lượng tái tạo cho là xuất phát từ việc Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP quy định thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018 - 2023 ban hành ngày 31/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho địa phương này được hưởng chính sách giá điện theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg đến hết năm 2020 với các dự án điện năng lượng mặt trời và hạ tầng đấu nối công suất thiết kế 2.000 MW đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận triển khai. 

Ngay sau khi Nghị quyết 115/CP-NQ được ban hành, nhiều doanh nghiệp và chuyên gia làm năng lượng tái tạo đã e ngại về “làn sóng xin” kéo dài chính sách giá mua điện mặt trời tương đương 9,35 UScent/kWh tại những địa phương đang có sự độ bộ đầu tư về điện mặt trời. 

“Sau đề nghị của tỉnh Bình Thuận, rất có thể Khánh Hoà, Bình Phước cũng đề xuất kéo dài thời gian vào vận hành của dự án điện mặt trời tới hết năm 2020”, là bình luận của các chuyên gia trên diễn đàn của Cộng đồng Năng lượng tái tạo Việt Nam. 

Bình luận trên hoàn toàn có cơ sở, khi tỉnh Khánh Hoà có tới 17 dự án điện mặt trời được đề xuất với quy mô hơn 700 MWp, tỉnh Bình Phước có 22 dự án với gần 2.500 MWp. 

Ở góc độ cả nước, Bộ Công thương vào tháng 9 cũng đã yêu cầu các địa phương rà soát, đánh giá sự phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của 205 dự án điện mặt trời có quy mô tới 16.500 MWp đã đăng ký. Đáng chú ý là 205 dự án này cũng không tính tới số lượng hơn 70 dự án khác có tổng công suất trên 3.000 MWp đã được Bộ Công thương phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch Phát triển điện lực với thời điểm vận hành được ước định là trước ngày 30/6/2019.

Ở góc độ triển khai, theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến hết tháng 9/2018, EVN đã ký được 35 hợp đồng mua bán điện (PPA) với các nhà đầu tư điện mặt trời bên ngoài EVN, với tổng công suất 2.271 MW.

Ninh Thuận: 9 tháng bổ sung thêm 15 dự án điện mặt trời vào quy hoạch
Ninh Thuận là trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước khi làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này đang ngày một trở thành hiện thực. Tính...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư