
-
Diễn đàn Kết nối nông sản 970 cần đáp ứng cao hơn nhu cầu của doanh nghiệp
-
Thu hồi giấy phép của 6 thương nhân phân phối xăng dầu
-
KMS Technology của “ông trùm” gọi vốn Lâm Quốc Vũ mua lại công ty phần mềm tại Mexico
-
Lợi nhuận công ty mẹ đạt hơn 900 tỷ đồng, Vietjet đi đầu mở mạng bay quốc tế, thúc đẩy du lịch, đầu tư
-
Sunshine Homes công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý IV năm 2022 -
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam: “Chúng tôi đánh giá cao việc APH đầu tư vào Hoa Kỳ và chiến lược phát triển xanh của Tập đoàn”
![]() |
9 tháng qua, EVN đã ký kết 35 hợp đồng mua bán điện với các Nhà đầu tư điện mặt trời bên ngoài EVN với tổng công suất là 2271 MW.. |
Theo báo cáo tình hình hoạt động tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2018 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 9 tháng đầu năm 2018, EVN đã có nhiều nỗ lực trong việc điều hành, chỉ đạo thi công các công trình theo kế hoạch đề ra, đảm bảo công tác bố trí vốn, giải ngân vốn đầu tư kịp thời cho các dự án với giá trị khối lượng thực hiện ước đạt 76.239 tỷ đồng và giá trị giải ngân đạt 65.015 tỷ đồng.
Tổng công suất nguồn điện đưa vào phát điện trên toàn quốc trong 9 tháng là 2.500MW. Riêng EVN, trong 9 tháng đầu năm, đã đưa vào vận hành thương mại 2 tổ máy (2x600MW) dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và 2 tổ máy (2x300MW) dự án Nhiệt điện Thái Bình.
Như vậy, tính đến cuối tháng 9/2018, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống khoảng 47.900MW, trong đó nguồn điện của EVN là 28.100MW (chiếm 58,7%).
Ngoài ra cho đến nay, EVN đã ký được 35 hợp đồng mua bán điện (PPA) với các Nhà đầu tư điện mặt trời bên ngoài EVN với tổng công suất là 2271 MW, trong đó dự án điện mặt trời Phong Điền (tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) có công suất 35 MW là dự án điện mặt trời đầu tiên hòa lưới sẽ chính thức vào vận hành ngay đầu tháng 10/2018.
Đối với các dự án về lưới điện, 9 tháng đầu năm 2018, EVN và các đơn vị đã hoàn thành đóng điện 121 công trình lưới điện 110 - 500 kV (gồm 4 công trình 500kV, 20 công trình 220kV, 97 công trình 110kV), đã khởi công xây dựng 102 công trình lưới điện 110 - 500 kV (gồm: 5 công trình 500kV, 11 công trình 220kV, 86 công trình 110kV).
EVN cũng đạt được những kết quả trong công tác sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp, cổ phần hóa và thoái vốn, điển hình là việc thoái toàn bộ vốn của EVN tại Công ty Cổ phần Cơ điện Thủ Đức (EMC) thu về 77,5 tỷ đồng; tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu thành lập Công ty Cổ phần EVNGENCO3...
Trong quý còn lại của năm 2018, EVN sẽ hoàn thành cấp PAC cho tổ máy còn lại (TM1) dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và tập trung thi công nạo vét, đảm bảo cho tàu 70.000 tấn cập cảng vào cuối năm 2018, chuẩn bị khởi công dự án Điện mặt trời Phước Thái 1; đẩy nhanh công tác cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý môi trường tại các nhà máy nhiệt điện đang vận hành và tiếp tục thực hiện các giải pháp tiêu thụ tro xỉ lâu dài tại các Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, Duyên Hải...

-
KMS Technology của “ông trùm” gọi vốn Lâm Quốc Vũ mua lại công ty phần mềm tại Mexico -
Lợi nhuận công ty mẹ đạt hơn 900 tỷ đồng, Vietjet đi đầu mở mạng bay quốc tế, thúc đẩy du lịch, đầu tư -
Quỹ Excelsior Capital Asia đầu tư vào công ty sở hữu chuỗi bán lẻ xe đạp -
Sunshine Homes công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý IV năm 2022 -
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam: “Chúng tôi đánh giá cao việc APH đầu tư vào Hoa Kỳ và chiến lược phát triển xanh của Tập đoàn” -
Đầu tư ngành dầu khí: Thách thức từ các yếu tố thiếu bền vững -
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu gửi đơn kiến nghị khẩn cấp tới Thủ tướng
-
Cty Cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)