-
Hành trình "ăn gió, nằm sương, băng rừng nối sóng" của nhân viên VNPT -
Kiến nghị lùi thời hạn tắt sóng 2G -
Cảnh giác với lừa đảo trên mạng, kêu gọi từ thiện, ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt -
Cơ bản khôi phục mạng lưới thông tin liên lạc tại Hải Phòng, Quảng Ninh -
Kaspersky: Cứ 5 người Việt Nam thì có 1 người từng đối diện với mối đe dọa an ninh mạng -
VinBigdata ra mắt ViFi - Giải pháp AI tạo sinh toàn diện cho ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm
Các nền tảng mạng xã hội, OTT tại thị trường Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ |
“Ăn bám” nhưng Sống khỏe trên nền tảng của doanh nghiệp Việt
Các ứng dụng OTT gọi điện, nhắn tin miễn phí tại Việt Nam đang bùng nổ, đang dần trở thành dịch vụ chiếm nhiều tài nguyên Internet, lấy đi phần lớn doanh thu của nhà mạng.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trước đây, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phải có hạ tầng viễn thông. Quản lý doanh nghiệp hạ tầng mạng là quản lý luôn được dịch vụ viễn thông. Nhưng bây giờ, trên nền Internet có thể cung cấp được dịch vụ viễn thông cơ bản, thậm chí xuyên biên giới mà không cần hạ tầng mạng. Những công ty cung cấp dịch vụ này không có hạ tầng mạng nên không bị quản lý. Vì vậy, Luật Viễn thông sửa đổi cần đặt ra thiết chế quản lý dịch vụ OTT viễn thông.
Ông Cao Anh Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, các nền tảng mạng xã hội, OTT xuyên biên giới cung cấp tại thị trường Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, ước tính tốc độ tăng trưởng 2 con số. OTT xuyên biên giới đều cung cấp dịch vụ trên hạ tầng của các nhà mạng trong nước, nhưng không chia sẻ doanh thu. Vì vậy, gánh nặng về hạ tầng, bảo đảm chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông là rất lớn…
Còn ông Bùi Sơn Nam, Phó tổng giám đốc MobiFone thì cho hay, các nhà mạng luôn cố gắng đầu tư hạ tầng viễn thông. Tuy nhiên, doanh thu của các nhà mạng thời gian qua có xu hướng giảm, trong khi nền tảng xuyên biên giới hoạt động dựa trên hạ tầng được doanh nghiệp Việt đầu tư lại tăng trưởng.
Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) đánh giá, dịch vụ OTT cung cấp tính năng tương tự dịch vụ viễn thông như gọi điện, nhắn tin, nên cần được coi là dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet và cần được quản lý.
"OTT có khả năng thay thế dịch vụ viễn thông và nhiều tính năng hơn dịch vụ truyền thống. Dần dần, có thể chúng ta sẽ không sử dụng điện thoại và tin nhắn qua sim nữa, mà dùng toàn bộ ứng dụng OTT. Như vậy, dịch vụ này có tác động lớn đến người dùng, do đó cần quản lý", ông Nguyễn Hồng Thắng, Cục trưởng Viễn thông chia sẻ.
Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất nhà cung cấp trong nước phải có giấy phép, còn nhà cung cấp xuyên biên giới phải thông qua thỏa thuận thương mại với một nhà cung cấp đã được cấp phép trong nước. Trường hợp không thu cước vẫn cần thông báo, đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông. Riêng nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới có quy mô lớn tại Việt Nam, phải có thỏa thuận thương mại hoặc đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến quyền lợi người sử dụng và bảo đảm tuân thủ pháp luật.
Ứng dụng xuyên biên giới phản ứng như thế nào?
Trong quá trình lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi, đã có ý kiến cho rằng, việc đưa dịch vụ OTT vào đối tượng điều chỉnh và quản lý như dịch vụ viễn thông có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của loại hình dịch vụ mới này. Thậm chí, một số ý kiến còn cho rằng, quản lý dịch vụ OTT như đối với dịch vụ viễn thông sẽ làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp, tác động không tốt tới môi trường đầu tư.
- Messenger tại Việt Nam có số lượng người dùng đạt 52,65 triệu.
- Khoảng 31,5% người dùng Internet tại Việt Nam ở độ tuổi 16-64 có sử dụng Telegram, tương ứng với hơn 25 triệu người dùng Telegram.
Ông Trần Mạnh Hùng, Luật sư điều hành Công ty Luật BMVN cho rằng, việc quản lý các dịch vụ OTT như những dịch vụ viễn thông là bất hợp lý, vì các dịch vụ này khác với dịch vụ viễn thông về bản chất. Cụ thể là, các dịch vụ như tin nhắn, hội thoại hay hội họp trên các nền tảng Internet chỉ có thể được cung cấp trên cơ sở người sử dụng dịch vụ đã kết nối Internet, tức là người sử dụng đã sử dụng dịch vụ viễn thông. Các dịch vụ OTT được cung cấp trên các nền tảng kỹ thuật số mở, không thu phí, không có số thuê bao và không sử dụng các tài nguyên viễn thông như tần số hay kho số viễn thông như các dịch vụ viễn thông. Vì vậy, các nước trong khu vực và trên thế giới cũng không áp dụng các tiêu chuẩn và quy định điều chỉnh dịch vụ OTT giống như đối với dịch vụ viễn thông truyền thống.
Còn bà Đào Thị Nga, đại diện Liên minh Internet châu Á (AIC) cho rằng, dịch vụ OTT, không phải là dịch vụ viễn thông và không nên được đưa vào phạm vi điều chỉnh của Luật Viễn thông sửa đổi.
“Dịch vụ OTT hoạt động trên nền tảng Internet mở và không hạn chế, phần lớn không thu phí, trong khi đó dịch vụ viễn thông sử dụng các tài nguyên viễn thông như tần số (là tài nguyên hữu hạn) và kho số viễn thông để cung cấp dịch vụ. Hay các dịch vụ điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu, theo AIC cũng “không phải là dịch vụ viễn thông và có sự khác biệt lớn về các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp”, bà Nga khẳng định.
Ông Vũ Tú Thành, Phó giám đốc điều hành Hội đồng Doanh nghiệp Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) cho rằng, việc quản lý dịch vụ OTT, điện toán đám mây, trung tâm dữ liệu như các dịch vụ viễn thông với những qui định về cấp phép như đối với dịch vụ viễn thông, hoặc buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải ký kết hợp đồng thương mại với doanh nghiệp viễn thông trong nước, có thể gây ra những quan ngại lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này…
Trên thực tế, việc quản lý dịch vụ OTT là vấn đề mới. Trong lĩnh vực truyền hình, các OTT xuyên biên giới hoạt động tại Việt Nam đã được quản lý theo Nghị định số 71/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2016/NĐ-CP quản lý và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình. Theo đó, OTT xuyên biên giới cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền (như Netflix, AppleTV, Amazon...) đăng ký giấy phép hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam.
Được biết, Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) được trình Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
-
Cơ bản khôi phục mạng lưới thông tin liên lạc tại Hải Phòng, Quảng Ninh -
Lộ diện thiết kế hoàn chỉnh Galaxy S25 Ultra -
Kaspersky: Cứ 5 người Việt Nam thì có 1 người từng đối diện với mối đe dọa an ninh mạng -
VinBigdata ra mắt ViFi - Giải pháp AI tạo sinh toàn diện cho ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm -
MobiFone đã hỗ trợ 50 tỷ đồng cho khách hàng 22 tỉnh, thành vùng bão lũ -
CMC công bố chiến lược chuyển đổi AI đầy tham vọng -
EU thắng lớn trong cuộc chiến pháp lý hàng tỷ euro với Apple và Google
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam