-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Tính chung cả tuần, VN-Index giảm 22,5 điểm (-2,2%), xuống 1.016,51 điểm; HNX-Index giảm 3,96 điểm (-3,3%), xuống 115,9 điểm. Các cổ phiếu được các công ty chứng khoán khuyến nghị mua/bán phần lớn là các bluechip đều giảm từ 1-3%, tuy nhiên một số mã ngân hàng lại mất điểm mạnh hơn như CTG, HDB, BID.
BSC: Theo dõi giá cổ phiếu HBC
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Tích lũy ngắn hạn
- Chỉ báo xu hướng MACD: Vượt qua mức 0.
- Chỉ báo RSI: Tiếp cận quá mua.
Nhận định: HBC đã bứt phá khỏi nền giá với giá và khối lượng tăng mạnh che lấp khoảng trống tạo ra tại phiên 24/4.
Tuy nhiên xu hướng của cổ phiếu này vẫn chưa rõ ràng khi các MA đang chéo nhau, MA20 thấp hơn MA50. Ngoài ra vùng kháng cự gần nhất là vùng giá 29.000-30.000 đồng/cổ phiếu.
Trường hợp tích cực của HBC để nhà đầu tư theo dõi là giá cổ phiếu này tích lũy tại vùng 30.000-32.000 đồng đến khi các đường MA ổn định lại và tạo ra một nền giá đủ mạnh trước khi bắt đầu xu hướng tăng mới.
Trong tuần này, cổ phiếu HBC có 2 phiên liên tiếp từ đầu tuần giảm (-1,5%; -0,7%), sau đó 3 phiên còn lại đều tăng, trong đó 1 phiên tăng trần (1,5%; 6,7%; 0,3%).
Thanh khoản khớp lệnh từ 500.000 đến gần 1 triệu đơn vị phiên. Riêng phiên tăng trần 14/6 có gần 7 triệu đơn vị khớp lệnh.
Chốt tuần, HBC tăng từ 27.200 đồng lên 28.900 đồng, tương đương +6,25%.
BSC: Giá cổ phiếu HSG sẽ giằng co kiểm tra ngưỡng kháng cự 13.000 đồng
Nhận định: Sau khi đạt đỉnh ở vùng giá 29.000 đồng, giá cổ phiếu HSG đã điều chỉnh mạnh, liên tục mất các ngưỡng hỗ trợ quan trọng, rơi thủng ngưỡng SMA200, và chạm đáy ở mức giá 9.300 đồng, tương đương với mức giảm 68%.
Sau khi chạm đáy, giá cổ phiếu HSG đã bật tăng mạnh trở lại và đang kiểm tra ngưỡng kháng cự 13.000 đồng, đây là vùng có khối lượng giao dịch tương đối cao.
Chỉ báo MACD tăng và phân kỳ bên trên đường tín hiệu, kết hợp xu hướng tăng của chỉ báo RSI xác nhận đà tăng của cổ phiếu.
Tuy nhiên, thanh khoản vẫn ở mức trung bình và giảm trong phiên 8/6, mặc dù đóng cửa HSG tăng trần. Dự báo giá sẽ giằng co kiểm tra ngưỡng kháng cự này trong các phiên tới.
Trong tuần này, cổ phiếu HSG có 3 phiên tăng (1,1%; 1,6%; 3,1%), và xen giữa 2 phiên giảm (-5,3%; -0,8%). Thanh khoản khớp lệnh đạt từ 1,6 đến 6,3 triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, HSG giảm nhẹ từ 13.150 đồng xuống 13.100 đồng/cổ phiếu, tương đương -2,96%.
VCSC Khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu BID
Chúng tôi công bố báo cáo cập nhật với khuyến nghị KHẢ QUAN cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (BID) và điều chỉnh giảm giả mục tiêu của chúng tôi còn 35.300 đồng/cổ phiếu tương ứng với tổng mức sinh lời 15,3%.
Thu nhập lãi ròng (NII) dự kiến sẽ tăng 24% YoY, nhờ mức tăng NIM hợp nhất 12 điểm cơ bản.
Thu nhập phí thuần (NFI) dự báo sẽ tăng 16,6% YoY, đóng góp 7,3% cho tổng thu nhập từ HĐKD (TOI).
Tỷ lệ Chi phí/Thu nhập (CIR) đạt ổn định 40%, cho phép BID tiếp tục phương thức dự phòng thận trọng trong năm 2018.
Chi phí dự phòng sẽ tăng mạnh 26,4%, trong khi cán cân nợ VAMC ròng dự kiến giảm 33%.
Tăng trưởng thu nhập ròng dự phóng 2018 là 10,1% YoY.
Trong tuần này, cổ phiếu BID chỉ có 2 phiên tăng (0,2%; 2,5%) và 3 phiên giảm xen giữa (-1,6%; -4,5%; -4,6%). Thanh khoản khớp lệnh từ 1,6 đến hơn 4,3 triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, BID giảm từ 31.500 đồng xuống 29.000 đồng/cổ phiếu, tương đương -7,93%.
VCSC hạ khuyến nghị dành cho DRC xuống kém quả quan
Chúng tôi hạ khuyến nghị dành cho CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG xuống KÉM KHẢ QUAN với giá mục tiêu 18.000 đồng/cổ phiếu, tổng mức sinh lời -19,1%.
Nguyên nhân khiến chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu là:
Điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng sản lượng bán ra vì năng lực cạnh tranh của DRC tiếp tục suy giảm sau khi tăng giá bán. Chúng tôi dự báo mảng lốp radial trong năm 2018 sẽ tiếp tục chịu lỗ và không thể hòa vốn.
Chúng tôi tiếp tục kém lạc quan về DRC do năng lực cạnh tranh kém, khiến công ty không thể chuyển phần giá đầu vào tăng thêm mà không bị mất thị phần.
Chúng tôi dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2018 sẽ đạt tăng trưởng âm 34,5% do sản lượng lốp bias giảm, biên lợi nhuận giảm do cạnh tranh gay gắt từ hàng ngoại nhập, trong khi mảng radial vẫn chịu lỗ.
DRC đang được định giá cao tại mức PER trượt 12 tháng là 21,3 lần trong khi triển vọng tăng trưởng kém và PER các công ty khác trong ngành là 17,7 lần.
Yếu tố hỗ trợ: Vinachem thoái vốn và có thể có biện pháp bảo hộ thương mại dành cho ngành săm lốp trong nước.
Rủi ro: Cạnh tranh từ hàng Trung Quốc tiếp tục và giá đầu vào tiếp tục tăng, đặc biệt là cao su (60%-70% giá vốn hàng bán) và carbon đen và các nguyên liệu khác (20%).
Trong tuần này, cổ phiếu DRC chỉ có 1 phiên tăng (6,5%) vào ngày giữa tuần và đứng tham chiếu phiên cuối tuần, còn lại 3 phiên giảm (-0,9%; -2,4%; -0,4%). Thanh khoản khớp lệnh trên dưới nửa triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, DRC tăng từ 23.200 đồng lên 23.800 đồng/cổ phiếu, tương đương +2,58%.
VCSC hạ khuyến nghị dành cho TCM xuống phù hợp thị trường
Chúng tôi hạ khuyến nghị dành cho CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) xuống PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG với tổng mức sinh lời 5%.
Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 19% để phản ánh (1) chi phí bán hàng cao hơn so với dự kiến và (2) danh sách các công ty so sánh với TCM được điều chỉnh để việc so sánh hợp lý hơn.
Chúng tôi dự báo doanh thu và LNST 2018 sẽ tăng lần lượt 5% và 10,5% do (1) kết quả năm 2017 cao; (2) xuất khẩu sang Nhật tiếp tục tăng mạnh; và (3) năng suất nhà máy Vĩnh Long cải thiện chậm.
Chúng tôi dự báo biên lợi nhuận gộp sẽ tiếp tục tăng và năm 2018 sẽ đạt 16,1% so với 15,7% năm 2017 vì công ty cắt giảm hoạt động sản xuất sợi có biên lợi nhuận thấp đồng thời nỗ lực cải thiện năng suất tại nhà máy Vĩnh Long.
Rủi ro: (1) giá cotton tăng mạnh; (2) năng suất cải thiện chậm lại; và (3) nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chính của TCM giảm.
Định giá của TCM tỏ ra hợp lý tại mức PER trượt 12 tháng 6,9 lần so với PER trượt 12 tháng của các công ty khác trong ngành là 7,6 lần.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy không có yếu tố hỗ trợ nào đối với cổ phiếu trong ngắn hạn vì room khối ngoại đã đầy.
Trong tuần này, cổ phiếu TCM có 3 phiên liên tiếp từ đầu tuần không tăng, trong đó có 2 phiên giảm (-2,9%; -3,7%), trước khi phục hồi (5,5%) trong phiên tiếp theo và giảm trở lại (-1,6%) trong phiên cuối tuần.
Thanh khoản khớp lệnh trồi sụt, khi phiên cao nhất có hơn 343.000 đơn vị, phiên thấp nhất dưới 100.000 đơn vị.
Chốt tuần, TCM giảm từ 22.250 đồng xuống 21.600 đồng/cổ phiếu, tương đương -2,91%.
BSC: SKG là cổ phiếu tiềm năng trong giai đoạn tới
Mã chứng khoán: SKG - Công ty Cổ phần Tàu cao tốc Superdong – Kiên Giang.
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Tích lũy ngắn hạn, tăng trung hạn.
- Chỉ báo xu hướng MACD: Vượt trên mức 0.
- Chỉ báo RSI: Tăng lên quá mua.
Nhận định: SKG có ngưỡng hỗ trợ 27.000 đồng và kháng cự 31.000 đồng.
Phiên hôm nay mặc dù tăng mạnh nhưng lực bán xuất hiện khá mạnh do có 2 ngưỡng kháng cự đan chéo nhau bao gồm đường SMA200 và nền tích lũy trong 5 tháng tại giá 31.000 đồng.
Đây là cổ phiếu tiềm năng trong giai đoạn tới nếu có thể vượt qua ngưỡng kháng cự 31.000 đồng với thanh khoản trên 1 triệu cổ phiếu khớp lệnh.
Trong tuần này, cổ phiếu SKG chỉ có 1 phiên tăng duy nhất ngày đầu tuần (5,1%), sau đó cả phiên còn lại đều giảm (-0,3%; -0,7%; -0,5%; -0,5%). Thanh khoản khớp lệnh trên dưới 100.000 đơn vị/phiên, trừ phiên đầu tuần có gần nửa triệu đơn vị.
Chốt tuần, SKG tăng từ 27.600 đồng lên 28.400 đồng, tương đương +2,89%.
MBS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu CTG
Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu CTG, giá mục tiêu 30.700 đồng/cổ phiếu (26,2% upside).
Với lợi thế về vốn, nhận diện thương hiệu cao, hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng của một ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước (TMCP NN) cũng như chất lượng tài sản tốt, lợi nhuận ròng của ngân hàng trong năm 2018 dự phóng tăng trưởng ấn tượng 29% n/n so với những ngân hàng TMCP NN khác.
ROEA năm 2018 và 2019 được dự báo đạt tương ứng 14,6% và 16,8%.
Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài (FOL) ở mức trần và những khó khăn trong các giải pháp tăng vốn làm giới hạn khả năng tăng trưởng của ngân hàng.
Trong tuần này, cổ phiếu CTG có 2 phiên tăng (0,2%; 1,1%), xen giữa 3 phiên giảm (-1,8%; -2,3%; -2,4%). Thanh khoản khớp lệnh phiên cao nhất hơn 8,7 triệu đơn vị, phiên thấp nhất hơn 2,8 triệu đơn vị.
Chốt tuần, CTG giảm từ 28.550 đồng xuống 27.100 đồng/cổ phiếu, tương đương -5,07%.
MBS khuyến nghị khả quan với cổ phiếu AST
Chúng tôi đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN với cổ phiếu AST với mức chênh lệch giá dự kiến 19,9% so với thị giá hiện tại 82.400 đồng/cổ phiếu.
Chúng tôi nhận định hoạt động kinh doanh của Taseco Airs tiếp tục ghi nhận khả quan trên những luận điểm sau:
(i) kinh doanh cửa hàng bán lẻ mũi nhọn tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng trưởng trên cùng cửa hàng tốt với các cửa hàng mở mới nửa cuối năm 2017, AST có ưu thế biên lợi nhuận gộp cao;
(ii) công ty có kế hoạch mở mới các quầy hàng, đặc biệt tại các nhà ga quốc tế mới như Cam Ranh, Vân Đồn, Phú Quốc;
(iii) mảng quảng cáo dự kiến tăng mạnh với số lượng biển quảng cáo mới gấp 116% cùng kỳ; (iv) dự án khách sạn A la Carte Hạ Long dự kiến hoàn thành năm 2020 với công suất gần 800 phòng là động lực tăng trưởng dài hạn của công ty.
Trong tuần này, cổ phiếu AST có 2 phiên giảm liên tiếp từ đầu tuần (-0,7%; -1,1%), và 2 phiên tăng (1,4%; 0,1%) xen giữa 1 phiên đứng tham chiếu. Thanh khoản khớp lệnh từ 50.000 đến hơn 100.000 đơn vị/phiên.
Chốt tuần, AST giảm nhẹ từ 67.200 đồng xuống 67.000 đồng/cổ phiếu.
ACBS: Giá mục tiêu mới của cổ phiếu HAX là 15.050 đồng
Chúng tôi giảm dự phóng doanh thu 2018 của HAX 8,2% so với dự phóng trước, xuống 4.771,7 tỷ đồng (+24,5% n/n) để phù hợp hơn với doanh số ghi nhận trong 1Q18.
Dựa trên tình hình sụt giảm doanh số của MBV, chúng tôi hạ kỳ vọng về khoản thưởng từ MBV từ 150,4 tỷ đồng xuống còn 93,3 tỷ đồng. Từ đó, chúng tôi dự phóng HAX sẽ đạt 47,9 tỷ đồng lợi nhuận ròng trong năm 2018 (-43,2% n/n).
Khuyến nghị: Chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu mới là 15.050 đồng/cổ phiếu dựa trên mức P/E mục tiêu không đổi là 11,0x mức EPS năm 2018 là 1.367 đ/cp (-43,2% n/n).
Giá mục tiêu mới này tương đương với tổng tỷ suất lợi nhuận là -10,5% và chúng tôi tiếp tục khuyến nghị GIỮ cổ phiếu HAX.
Trong tuần này, cổ phiếu HAX có 2 phiên tăng (3,8%; 1,5%) và xen giữa là 3 phiên giảm (-5,8%; -1,8%; -0,3%). Thanh khoản khớp lệnh có phiên hơn 130.000 đơn vị, có phiên chỉ có hơn 7.200 đơn vị.
Chốt tuần, HAX giảm từ 17.300 đồng xuống 16.800 đồng/cổ phiếu, tương đương – 2,89%.
VCSC khuyến nghị giá mục tiêu 22.300 đồng cho BSR
CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã công bố kết quả doanh thu và LNST trong 6 tháng 2018 đạt lần lượt 53.000 tỷ đồng (+40% YoY) và 2.700 tỷ đồng (- 30% YoY). Kết quả này đạt 52% và 38% doanh thu và LNST dự báo 2018 của chúng tôi.
Chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo vì biên xăng dầu giảm lần lượt -15% YoY, -33% YoY và -29% của Diesel, Xăng RON92 và RON95 trong quý I so với cùng kỳ, và những biên này vẫn giảm -12%, -11% và -7% so với quý trước tính đến thời điểm hiện tại trong quý 2/2018, mặc dù tăng trưởng sản lượng trong 6 tháng 2018 đã phục hồi 2% YoY do không có bảo trì.
Công ty đặt kế hoạch kinh doanh 2018 với doanh thu đạt 78.000 tỷ đồng (-96% so với 2017) và LNST 3.500 tỷ đồng (-54% so với 2017).
Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng BSR thường đặt kế hoạch rất thận trọng. Kế hoạch LNST của công ty năm 2017 là 2.000 tỷ đồng, thấp hơn 78% so với thực tế thực hiện năm 2017.
Chúng tôi hiện đang khuyến nghị giá mục tiêu 22.300 đồng/.cổ phiếu cho BSR, tương ứng với tổng mức sinh lời 18,6%.
Trong tuần này, cổ phiếu BSR có phiên đứng tham chiếu đầu tuần, sau đó giảm (-4,2%) và phục hồi 2 phiên sau đó (1,6%; 2,2%), trước khi giảm (-0,5%) trong phiên cuối tuần. Thanh khoản khớp lệnh từ gần 800.000 đến hơn 1,4 triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, BSR giảm nhẹ từ 19.000 đồng xuống 18.800 đồng/cổ phiếu, tương đương -1,05%.
PHS khuyến nghị giữ cổ phiếu FMC
Trong quý I/2018, doanh thu công ty ghi nhận đạt 814 tỷ đồng (+53%YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 32 tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ 2017.
Mặc dù công ty bắt đầu thả nuôi từ tháng 4 - 5, tuy nhiên nhờ có dự trữ tồn kho và ký trước một số hợp đồng đã hỗ trợ cho doanh thu Q1 của công ty tăng mạnh.
Trong năm 2018, sản lượng xuất khẩu tôm ở các nước dự báo sẽ tăng mạnh gây áp lực đến giá tôm thế giới.
Tuy nhiên, điểm tích cực cho ngành tôm Việt Nam khi tôm Ấn Độ có nguy cơ sẽ bị cấm xuất khẩu vào EU, đây sẽ là cơ hội cho FMC khi EU là một trong 3 thị trường xuất khẩu chính của công ty.
Chúng tôi dự báo doanh thu của công ty trong năm 2018 sẽ đạt khoảng 4.007 tỷ đồng (+15%YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 120 tỷ đồng (+7%YoY).
Định giá & khuyến nghị: Bằng phương pháp DCF và P/E, chúng tôi dự báo mức giá hợp lý của FMC sẽ vào khoảng 24.006 đồng/cổ phiếu. Từ đó chúng tôi khuyến nghị GIỮ cho cổ phiếu này.
Trong tuần này, cổ phiếu FMC có 3 phiên tăng (1,8%; 0,4%; 0,9%) và xen giữa là 2 phiên giảm (-1,7%; -0,9%). Thanh khoản khớp lệnh phiên cao nhất hơn 180.000 đơn vị, phiên thấp nhất chỉ hơn 15.000 đơn vị.
Chốt tuần, FMC tăng nhẹ từ 22.600 đồng lên 22.700 đồng/cổ phiếu.
PHS khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu DXG
Hoạt động môi giới bất động sản tăng trưởng nhờ sở hữu hệ thống sàn giao dịch bất động sản lớn, Đất Xanh được nhiều chủ đầu tư tin tưởng chọn làm đối tác hợp tác phân phối các dự án lớn như Saigon Riverside, Marina Tower.
Với đặc điểm biên lợi nhuận gộp cao, hoạt động môi giới dự kiến tiếp tục đem lại mức lợi nhuận gộp cao cho năm 2018.
Định giá & khuyến nghị: Bằng phương pháp bình quân tỷ trọng giữa NAV, trong đó có đánh giá lại giá trị các dự án mà Đất Xanh có sở hữu và P/E forward của ngành bất động sản là 12,95, chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của DXG là 34.600 đồng/ cổ phiếu ở điều kiện hiện tại.
Do đó, khuyến nghị nắm giữ với cổ phiếu này
Rủi ro: Trong bối cảnh chính sách tín dụng dành cho bất động sản đang thắt chặt và việc nhà nước gia tăng kiểm soát không để xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản thì việc các dự án mới được mở bán sắp tới có thể sẽ không đạt được như kỳ vọng.
Trong tuần này, cổ phiếu DXG có 2 phiên tăng (1,4%; 1,4), 2 phiên giảm (-3,7%; -2,7%), và phiên đứng tham chiếu cuối tuần. Thanh khoản khớp lệnh từ hơn 3 triệu đến hơn 5,4 triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, DXG giảm từ 33.750 đồng xuống 32.500 đồng/cổ phiếu, tương đương -3,7%.
PHS khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu GAS
Với tình hình khả quan hiện tại của giá dầu, chúng tôi thay đổi mức giá dầu dự phóng từ 60USD/thùng lên mức trung bình là 70 USD/thùng, qua đó chúng tôi cập nhật doanh thu và LNST của GAS lần lượt đạt 87.685 tỷ đồng (+36% YoY) và 11.463 tỷ đồng (+14,9% YoY), cao hơn so với dự phóng cũ của chúng tôi lần 10,54% và 13%
Định giá & khuyến nghị: Để đánh giá chính xác hơn về tác động của việc thay đổi giá khí đầu vào của dự án Nam Côn Sơn, ngoài phương pháp định giá P/E trước đây, chúng tôi cập nhật thêm phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền DCF nhằm có đánh giá chính xác hơn về tác động của dự án này đối với tiềm năng tăng trưởng của GAS.
Qua đó, chúng tôi cho rằng mức giá hợp lý của GAS là 110.300 đồng/cổ phiếu
Khuyến nghị: Tăng tỷ trọng đối với GAS.
Rủi ro: Biến động bất thường của giá dầu có thể ảnh hưởng trực tiếp tới KQKD của GAS trong thời gian tới.
Các mỏ khí cũ bước vào giai đoạn sụt giảm sản lượng cùng với việc các đường ống của GAS gần như hoạt động hết công suất đòi hỏi GAS nhanh chóng thực hiện đưa vào hoạt động các mỏ mới.
Các mỏ mới chậm tiến độ hoặc không như dự kiến so với kế hoạch có thể ảnh hưởng tới KQKD của GAS.
Trong tuần này, cổ phiếu GAS có 2 phiên tăng (4,8%; 2%) và xen giữa 3 phiên giảm (-0,3%; -5,1%; -2,7%). Thanh khoản khớp lệnh trên dưới nửa triẹu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, GAS giảm từ 97.500 đồng xuống 95.900 đồng/cổ phiếu, tương đương -1,64%.
BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu PPC
PPC là doanh nghiệp ngành điện đã hết khấu hao và trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn với tỷ lệ cổ tức cao.
Bên cạnh đó, PPC được hưởng lợi nhờ EVN sẽ huy động nguồn điện từ các công ty nhiệt điện nhiều hơn và giá bán trên thị trường cạnh tranh có thể cao hơn, do công suất lắp đặt tăng trưởng chậm hơn nhiều so với nhu cầu tiêu thụ điện và điều kiện thủy văn bất lợi cho các công ty thủy điện.
Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu PPC với mức giá mục tiêu là 22.900 đồng/cổ phiếu(tiềm năng tăng trưởng 32,75% so với mức giá đóng cửa ngày 12/6/2018 là 17.250 đồng/cổ phiếu).
Trong tuần này, cổ phiếu PPC có 2 phiên tăng (0,9%; 2,3%) và 3 phiên giảm xen giữa (-2%; -1,1%; -1,1%). Thanh khoản khớp lệnh phiên cao nhất gần 300.000 đơn vị, phiên thấp nhất hơn 20.000 đơn vị.
Chốt tuần, PPC giảm nhẹ từ 17.800 đồng xuống 17.600 đồng/cổ phiếu, tương đương -1,1%.
VCSC khuyến nghị giá mục tiêu 68.100 đồng cho PLX
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) đã công bố ngày chốt danh sách cho đợt chia cổ tức tiền mặt năm 2017 là 26/04/2018 (3.000 đồng/cổ phiếu, lợi suất cổ tức 4,4%). Ngày thanh toán là ngày 24/07/2018.
Chúng tôi kỳ vọng mức cổ tức tương tự trong năm 2018. Chúng tôi hiện đang khuyến nghị giá mục tiêu 68.100 đồng cho PLX (tổng mức sinh lời 6,1%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,4%).
Trong tuần này, cổ phiếu PLX có 2 phiên tăng (3,4%; 0,9%), và 3 phiên giảm (-2,8%; -2,3%; -0,4%). Thanh khoản khớp lệnh từ nửa triêu đến 1 triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, PLX giảm từ 68.200 đồng xuống 67.300 đồng/cổ phiếu, tương đương -1,32%.
VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu PNJ với giá mục tiêu 214.000 đồng
Truyền thông trong nước đưa tin Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã ra quyết định khởi tố, và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Nguyễn Thị Cúc, thành viên HĐQT không tham gia điều hành của PNJ vào ngày 11/06/2018 do “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến thời điểm bà Cúc còn là Trưởng Ban Kiểm soát Ngân hàng Đông Á, giai đoạn 1998-2015.
PNJ cũng đã gửi thư đến các cổ đông để đề cập đến vấn đề này, bao gồm một số điểm chính sau:
- Bà Cúc đã từ nhiệm khỏi HĐQT của công ty ngày 11/6/2018 do vấn đề khởi tố này. Dù vậy, việc từ nhiệm của bà Cúc không ảnh hưởng đến hoạt động của PNJ cũng như HĐQT của công ty.
Bà Cúc cũng đã không còn giữ vị trí Phó tổng giám đốc của PNJ từ ngày 31/05/2017, do đó không còn tham gia vào hoạt động quản lý thường xuyên tại PNJ.
- PNJ tái khẳng định hiện tại không có liên quan trách nhiệm pháp lý đối với vụ án của Ngân hàng Đông Á.
Bà Cúc được để cử và bầu vào vị trí Trưởng ban kiểm soát của Ngân hàng Đông Á với tư cách là cổ đông độc lập của ngân hàng, không phải là thành viên do PNJ đề cử.
Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị MUA cho PNJ với giá mục tiêu 214.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tổng mức sinh lời 23,7%, bao gồm lợi suất cổ tức 1% theo giá đóng cửa ngày 13/6.
Trong tuần này, cổ phiếu PNJ có 3 phiên giảm liên tiếp từ đầu tuần (-0,9%; -2,2%; -2%), và phục hồi phiên sau đó (2,3%), trước khi đứng tham chiếu phiên cuối tuần. Thanh khoản khớp lệnh từ hơn 200.000 đến gần 900.000 đơn vị/phiên.
Chốt tuần, PNJ giảm từ 122.470 đồng xuống 119.000 đồng/cổ phiếu, tương đương -2,83%.
VSCS thay đổi khuyến nghị lên khả quan từ phù hợp thị trường cho NVL
Chúng tôi điều chỉnh giảm giá 15% mục tiêu của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NVL), nhưng thay đổi khuyến nghị lên KHẢ QUAN từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG, sau khi giá cổ phiếu của NVL đã điều chỉnh mạnh 25% từ báo cáo cập nhật gần nhất của chúng tôi.
Điều chỉnh giá mục tiêu của chúng tôi chủ yếu phản ánh dự báo của chúng tôi về việc triển khai các dự án nhà ở mới của NVL sẽ tiếp tục bị trì hoãn.
Dù có KQKD kém tích cực trong quý I/2018, thấp hơn dự báo 2018 của chúng tôi, chúng tôi kỳ vọng tốc độ bàn giao nhà nhanh hơn và lãi bất thường từ hợp nhất một số dự án củng cố tăng trưởng dự phóng LNST sau lợi ích CĐTS 50% so với năm trước (YoY) năm 2018, đạt 3.100 tỷ đồng.
Dự báo tăng trưởng EPS 2018 34% của chúng tôi thấp hơn tăng trưởng LNST sau lợi ích CĐTS do các sự kiện pha loãng dự kiến như:
(1) 41 triệu cổ phiếu khoản vay chuyển đổi và cổ phiếu ưu đãi thực hiện chuyển đổi trong năm 2018.
(2) 9,8 triệu cổ phiếu ESOP phát hành trong quý 1/2018.
(3) đợt phát hành riêng lẻ 52,5 triệu cổ phiếu với giá phát hành 65.000 đồng/cổ phiếu.
Với triển vọng không mấy khả quan về các dự án triển khai mới, NVL hiện đang có định giá khá hợp lý với P/E và P/B dự phóng 2018 đạt lần lượt 15,7 lần và 2,6 lần.
Trong tuần này, cổ phiếu NVL có 2 phiên tăng (0,2%; 0,8%), và 3 phiên giảm (-0,9%; -0,6%; -1,3%). Thanh khoản khớp lệnh từ 2,4 triệu đến hơn 4,3 triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, NVL giảm từ 54.000 đồng xuống 53.000 đồng/cổ phiếu, tương đương -1,85%.
BSC: Đợi SSI có sự xác nhận bằng phiên bứt phá khỏi giá 35.000 đồng
Mã chứng khoán: SSI - Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Tích lũy ngắn hạn.
- Chỉ báo xu hướng MACD: Tiếp cận mức 0.
- Chỉ báo RSI: Trung lập.
Nhận định: Sau khi kết thúc một chu kỳ trung hạn, SSI đã hồi phục hình chữ V và đang có sự tích lũy chặt chẽ tốt tại vùng 32.000-33.000 đồng với khối lượng giảm mạnh.
Mô hình gần nhất có thể trông đợi là vai đầu vai ngược với vai bên phải thấp hơn vai bên trái.
Nhà đầu tư cần đợi cổ phiếu có sự xác nhận bằng phiên bứt phá khỏi giá 35.000 đồng với khối lượng lớn hơn 10 triệu cổ phiếu để mở vị thế.
Trong tuần này, cổ phiếu SSI có 3 phiên tăng (0,1%; 1%; 2,8%) và xen giữa là 2 phiên giảm (-1,3%; -4%). Thanh khoản khớp lệnh từ hơn 3 triệu đến hơn 7,6 triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, SSI giảm nhẹ từ 34.000 đồng xuống 33.500 đồng/cổ phiếu, tương đương -1,47%.
BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu KBC
( BVSC cho rằng thu nhập của KBC trong 2018 và 2019 sẽ có chất lượng tốt hơn thay vì hoạt động ghi nhận một lần (bán tài sản) như năm 2017.
Hoạt động cho thuê KCN và hoạt động kinh doanh khu đô thị là động lực tăng trưởng chính trong thời gian tới.
Cùng với đó, kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt cho thấy bức tranh tích cực hơn đối với triển vọng kinh doanh và khả năng cân đối dòng tiền của doanh nghiệp.
Với kết quả định giá theo phương pháp NAV và P/E, giá trị hợp lý của cổ phiếu KBC là 18.638 đồng/cổ phiếu, cao hơn 50,9% so với giá thị trường.
Chúng tôi kỳ vọng, với dòng vốn FDI tiếp tục gia tăng vào những ngành mũi nhọn của Kinh Bắc, nhu cầu thuê đất KCN tăng trưởng tốt và lợi nhuận từ dự án Phúc Ninh yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu KBC.
Do vậy, chúng tôi khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu KBC cho mục tiêu trung và dài hạn với thời gian nắm giữ 6 – 12 tháng.
Trong tuần này, cổ phiếu KBC giảm 2 phiên liên tiếp từ đầu tuần (-1,6%; -2,8%), và phục hồi 2 phiên sau đó (1,2%; 1,2%), trước khi đứng tham chiếu phiên cuối tuần. Thanh khoản khớp lệnh từ hơn 2 triệu đến hơn 3,3 triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần này, KBC giảm từ 12.900 đồng xuống 12.650 đồng/cổ phiếu, tương đương -1,93%.
VCSC khuyến nghị phù hợp thị trường cho cổ phiếu HDB
Chúng tôi công bố báo cáo lần đầu dành cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDB) với khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG và tổng mức sinh lời 5,7%, bao gồm lợi suất cổ tức, lợi suất quasi-dividend là 7,2% (đến từ mua lại cổ phiếu liên quan đến hoạt động M&A là 13.000 đồng/cổ phiếu).
Chúng tôi kỳ vọng thu nhập từ lãi thuần hợp nhất của HDB sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng kép 21,4% giai đoạn 2017-2020 và duy trì là yếu tố chính trong tổng thu nhập từ HĐKD (TOI) với khoảng 88% tỷ trọng, trong khi chúng tôi không nhận thấy triển vọng khả quan cho thu nhập ngoài lãi (NOII) trong trung hạn.
Chúng tôi dự báo danh mục cho vay tài chính tiêu dùng của HD Saison và danh mục cho vay bán lẻ của ngân hàng mẹ HDB sẽ tăng với CAGR lần lượt 22,6% và CAGR 28,2%, trong giai đoạn 2017-2020.
HDB hiện đang giao dịch với P/B dự phóng 2,6 lần so với các mức lần lượt của VPB, các ngân hàng ở thị trường mới nổi và cận biên là 2,1 lần; 1,8 lần và 2,6 lần.
Trong tuần này, cổ phiếu HDB chỉ có 1 phiên tăng duy nhất vào ngày 13/6, còn lại 4 phiên đều giảm (-3,5%; -2,4%; -4,4%; -0,3). Thanh khoản khớp lệnh trồi sụt, có phiên chỉ hơn 300.000 đơn vị, có phiên hơn 2,3 triệu đơn vị.
Chốt tuần, HDB giảm từ 43.400 đồng xuống 39.100 đồng/cổ phiếu, tương đương -9,9%.
VCSC giảm giá mục tiêu với khuyến nghị phù hợp thị trường cho STB
Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 11,8% với khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG dành cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB), tỷ lệ giảm 1,2% vì tài sản cũ được giải quyết vẫn chưa được phản ánh vào số liệu Quý I/2018.
NIM Quý I/2018 tăng 64 điểm cơ bản lên 2,1% nhưng con số này vẫn thấp so với các ngân hàng thương mại quốc doanh (2,8%) và tư nhân (3,5%) do chi phí huy động vốn cao.
Tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo trong Quý I/2018 ở mức 4%. Ban lãnh đạo nhấn mạnh sẽ nỗ lực giảm tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2018 xuống còn khoảng 3%, cụ thể là đến Quý II còn 3,6% và Quý III còn 3,3% từ 4,7% cuối năm 2017.
Trái phiếu VAMC và các khoản phải thu vẫn chưa được phản ánh vào KQLN Quý I, chiếm lần lượt 18% và 20% dư nợ gộp so với 19% và 22% năm 2017.
Chúng tôi tiếp tục dự báo lợi nhuận đạt 1.900 tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2017 trong khi ban lãnh đạo đề ra mục tiêu 1.800 tỷ đồng, chủ yếu do giảm tỷ lệ chi phí/thu nhập.
Tuy nhiên, con số lợi nhuận trên vẫn chưa đủ để hỗ trợ dự phòng khoảng tài sản tồn đọng.
Trong tuần này, cổ phiếu STB có 1 phiên tăng (1,6%), 1 phiên đứng tham chiếu, còn lại 3 phiên đều giảm (-2,3%; -2%; -1,2%). Thanh khoản khớp lệnh từ 1,8 đến hơn 8,5 triệu đơn vị/phiên.
Chốt tuần, STB giảm từ 12.900 đồng xuống 12.400 đồng/cổ phiếu, tương đương -3,87%.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025