Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 15 tháng 01 năm 2025,
Diễn biến các cổ phiếu cần quan tâm tuần qua: NTL đi ngược thị trường, tăng hơn 10%
 
Cùng Đầu tư nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* FPTS khuyến nghị bán cổ phiếu BVH

Trong một vài phiên tới, dự kiến BVH có thể sẽ hồi phục kỹ thuật để kiểm định lại áp lực cung tạo bởi vùng đệm giá giữa cặp Sma 20 và 60 phiên. Nếu có dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của áp lực cung mạnh trên vùng giá 95.000 – 96.000 thì nhà đầu tư nắm giữ BVH nên cân nhắc hành động bán giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.

Tuần qua, nhóm cổ phiếu bluechip giao dịch thiếu tích cực khi phần lớn đều giào dịch dưới mốc tham chiếu, góp phần khiến thị trường đón nhận 5 phiên giảm liên tiếp, trong đó BVH cũng không ngoại trừ. Mặc dù cổ phiếu BVH đã hồi phục khá tốt trong 2 phiên cuối tuần nhưng chưa đủ mạnh để giúp cổ phiếu này lấy lại cân bằng trước 3 phiên giảm khá sâu trước đó. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BVH giảm 4.200 đồng/Cp (-4,23%) từ mức 99.400 đồng/Cp xuống 95.200 đồng/Cp.

* VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu AST

Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua cho AST với giá mục tiêu 87.500 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời 28,7%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,3%.

Thông tin cổ đông ngoại, quỹ PENM IV Germany GmbH & Co. Kg (PENM IV) đăng ký mua vào 2,2 triệu cổ phiếu, cũng không giúp cho AST bùng nổ hơn. Thống kê với 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá vào cuối tuần 21/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu AST chỉ tăng nhẹ 400 đồng/Cp (+0,57%) từ mức 70.200 đồng/Cp lên 70.600 đồng/Cp.

* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu CSV

BSC ước tính, trong năm 2018, CSV sẽ ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ lần lượt đạt 1.591 tỷ đồng (tăng 8,52% so với năm trước) và 249 tỷ đồng (tăng 3,62%), EPS 2018 đạt 5.069 đồng/cp (trừ 10% quỹ KTPL). Trong năm 2019, doanh thu thuần 1.711 tỷ đồng (tăng 7,54%) và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ  257 tỷ đồng (tăng 3,42%), EPS 2019 đạt 4.677 đồng/cp. Dự báo trong năm 2019 dựa trên giả định giá bán các sản phẩm không đổi, giá NVL: NaOH tăng 5%, lưu huỳnh và muối tăng 10%, giá điện tăng 3%. Bình điện phân mới được đưa vào từ quý 2/2019 giúp cho sản lượng NaOH đạt 37.000 tấn.

Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu CSV với giá mục tiêu 36.583 đồng/cp - Upside 22.6% so với giá đóng cửa ngày 30/11/2018 bằng phương pháp định giá P/E.

Trái với khuyến nghị của BSC, diễn biến cổ phiếu CSV tuần qua tiếp tục có thêm một tuần giao dịch thiếu tích cực. Thống kê với duy nhất 1 phiên tăng nhẹ ngày 18/12 và có tới 4 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CSV giảm 900 đồng/Cp (-3,02%) từ mức 29.850 đồng/Cp xuống 28.950 đồng/Cp. So với mức giá mục tiêu mà BSC đưa ra là 36.583 đồng/Cp, giá hiện tại của CSV còn thấp hơn 20,89%.

* VCSC khuyến nghị mua NT2 và POW

Gần đây, ban lãnh đạo GAS cho biết đơn vị điều hành mỏ khí Sao Vàng – Đại Nguyệt đã gặp phải một số khó khăn trong việc thực hiện dự án và do đó, thời điểm đưa mỏ khí đi vào hoạt động có thể sẽ bị hoãn từ quý IV/2020 sang quý IV/2021 hoặc đầu 2022.

Tình hình nói trên đã ảnh hưởng bất lợi đối với GAS, POW và NT2. Đồng thời, chúng tôi đưa ra giá mục tiêu đối với từng mã, cụ thể: giá mục tiêu của GAS là 90.400 đồng/CP và điều chỉnh từ khuyến nghị khả quan sang phù hợp thị trường; giá mục tiêu của NT2 là 31.000 đồng/CP và khuyến nghị mua; giá mục tiêu của POW là 18.400 đồng/CP và duy trì khuyến nghị mua.

Mặc dù tuần qua, NT2 đã thông qua kế hoạch chi khoảng 260 tỷ đồng để chia cổ tức lần 2/2018, tuy nhiên, thời gian thanh toán cách khá xa, đến giữa tháng 6/2019. Chính vì vậy, thông tin này không tác động nhiều tới diễn biến cổ phiếu NT2. Thống kê với duy nhất 1 phiên tăng ngày 20/12 và có tới 4 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NT2 giảm 800 đồng/Cp (-3,06%) từ mức 26.150 đồng/Cp xuống 25.350 đồng/Cp.

Một trong những thông tin đáng chú ý nhất đối với POW là tuần qua, cổ phiếu này đã được chấp thuận niêm yết trên sàn HOSE. Tuy nhiên, thông tin này không hỗ trợ nhiều cho đà tăng của POW. Thống kê với 2 phiên tăng, 1 phiên giảm ngày đầu tuần 17/12 và 2 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu POW giảm nhẹ 200 đồng/Cp (-1,32%) từ mức 15.200 đồng/Cp xuống 15.000 đồng/Cp.

* ACBS khuyến nghị mua cổ phiếu MWG, BSC nhận định giá cổ phiếu sẽ vận động quanh vùng 85

ACBS duy trì khuyến nghị mua cho MWG trên cơ sở hoạt động của chuỗi Bách Hóa Xanh tiếp tục ghi nhận nhiều tiến bộ, góp phần vào triển vọng tích cực của công ty trong 2019.

Trong khi đó, BSC cho rằng, vận động 3 đường MA cũng cho lực hồi phục ngắn hạn đã suy giảm và bắt đầu đi ngang, xu hướng vận động trung và daif hạn vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh nhẹ. Như vậy, cổ phiếu MWG có thể sẽ vận động quanh vùng giá 85 trong thời gian tới và tích lũy trong kênh giá 80-90 trong các phiến tới.

Với kết quả kinh doanh 11 tháng đạt doanh thu 79.033 tỷ đồng, hoàn thành 92% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế cán đích năm, đạt 2.644 tỷ đồng, nhưng diễn biến cổ phiếu MWG tuần qua không mấy khởi sắc. Thống kê với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MWG giảm 900 đồng/Cp (-1,02%) từ mức 87.900 đồng/Cp xuống 87.000 đồng/Cp.

* FPTS khuyến nghị bán cổ phiếu NTL

Dư lượng cung tích tụ sau các pha tăng trưởng mạnh thường rất lớn và có thể sẽ dẫn đến các biến động tiêu cực bất ngờ. Do đó, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư đang nắm giữ NTL cân nhắc giảm tỷ trọng cổ phiếu này trong danh mục.

Trái ngược với khuyến nghị của FPTS, sau tuần giảm điểm trước đó, cổ phiếu NTL đã đi ngược thị trường và hồi phục mạnh trong tuần vừa qua. Thống kê chỉ giảm nhẹ duy nhất phiên đầu tuần ngày 17/12 và có tới 4 phiên tăng, trong đó phiên 20/12 tăng trần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NTL tăng 1.700 đồng/Cp (+10,37%) từ mức 16.400 đồng/Cp lên 18.100 đồng/Cp.

* MBS khuyến nghị khả quan đối với FPT

Doanh thu và lợi nhuận dự phóng 2018 đạt khoảng 23.000 tỷ đồng và 2.592 tỷ đồng. Giá mục tiêu tương ứng với P/E 2019 khoảng 11 lần, theo EPS dự phóng năm 2019 khoảng 4.673 đồng. Do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu FPT của CTCP FPT, với giá mục tiêu 52.100 đồng/cổ phiếu,

Mặc dù mới đây, FPT công bố kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm 2018 khả quan với doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 8.059 tỷ đồng và 1.344 tỷ đồng, lần lượt tăng 31% và 39% so với cùng kỳ năm trước; cùng với dự phóng kết quả cả năm tích cực, nhưng diễn biến cổ phiếu FPT trong tuần qua đã không được như kỳ vọng của MBS.

Thống kê với 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FPT giảm 1.650 đồng/Cp (-3,74%) từ mức 44.150 đồng/Cp xuống 42.500 đồng/Cp.

* VCSC khuyến nghị mua đối với PVT

Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua dành cho PVT với giá mục tiêu 22.500 đồng (tổng mức sinh lời 43,3% bao gồm lợi suất cổ tức 6,1%). Theo giá đóng cửa hôm nay, PVT hiện đang giao dịch với EV/EBITDA 4,6 lần, thấp hơn 32,8% so với mức trung vị các công ty cùng ngành trong khu vực là 6,7 lần.

Giá dầu thô lao dốc đã tác động tới diễn biến của nhóm cổ phiếu dầu khí trong tuần qua, trong đó PVT không ngoại trừ khi đón nhận tới 5 phiên giảm liên tiếp, trái ngược với khuyến nghị của VCSC.

Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVT giảm 750 đồng/Cp (-4,57%) từ mức 16.400 đồng/Cp xuống 15.650 đồng/Cp. So với mức giá mục tiêu VCSC đưa ra là 22.500 đồng/Cp, giá hiện tại của PVT còn thấp hơn 30,44%.

Công ty thứ tư của Viettel lên sàn UpCom, giá 28.000 đồng/cổ phiếu
Ngày 18/12, VTK mã cổ phiếu của Công ty CP Tư vấn Thiết kế Viettel (CTCP TVTK Viettel) đã có phiên giao dịch đầu tiên trên sàn UPCoM với mức giá khởi...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư