
-
Triệt phá đường dây sản xuất hàng chục loại mỹ phẩm giả tại Bắc Giang
-
Hải quan khởi tố vụ buôn lậu thuốc lá điếu số lượng "khủng"
-
Bắt 3 lãnh đạo Công ty Công trình đô thị Bắc Giang
-
Bộ Xây dựng chấn chỉnh công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng
-
Buôn lậu ngày càng tinh vi, cần sự phối hợp chặt chẽ để ngăn chặn hiệu quả -
Phúc thẩm vụ Xuyên Việt Oil: Tạm dừng xét xử để bị cáo khắc phục hậu quả
Ngày 23/12, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Ngân hàng Agribank tiếp tục với phần thẩm vấn 18 bị cáo.
Công ty cổ phần Enzo Việt có 5 đối tượng người nước ngoài góp vốn. Năm 2011, doanh nghiệp đổi tên thành Công ty liên doanh Lifepro Việt Nam.
Theo cáo buộc, nhóm đối tượng nước ngoài tự tạo hồ sơ mua máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu và chuyển nhượng 6 thương hiệu thời trang. Thực tế, 6 thương hiệu không có thật, số lượng vải, hóa chất, máy móc thiết bị nhập khẩu bị kê khai khống dẫn đến thiệt hại gần 2.500 tỷ đồng của Agribank.
![]() |
. |
Trước tòa, bị cáo Phạm Thị Bích Lương cho biết, trong tài khoản của 2 đối tượng người nước ngoài được xác định đã lừa đảo Agribank còn 80 triệu USD. Tài khoản được mở tại ngân hàng nước ngoài. Cơ quan điều tra đang thực hiện việc hỗ trợ tư pháp để phong tỏa số tài sản trên.
Nguyên giám đốc chi nhánh Nam Hà Nội đề nghị làm rõ số tiền trên. Bị cáo xuất trình chứng từ liên quan đến chiếc xe nhằm đòi trả lại chiếc xe Bentley (trị giá 3,5 tỷ đồng).
Cũng trong chiều 23/12, trả lời thẩm vấn của đại diện Viện kiểm sát, các bị cáo đều khẳng định, đã làm đúng, không sai.
Trả lời thẩm vấn của Hội đồng xét xử, bị cáo Nguyễn Thị Nguyệt Thanh, nguyên Trưởng phòng thanh toán quốc tế Agribank - Chi nhánh Nam Hà Nội không thừa nhận trách nhiệm. Bị cáo giải thích, bản thân là kế toán, việc thẩm định cho vay không thuộc trách nhiệm. Do đó, quy kết bị cáo phạm tội Vi phạm các quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng tại Điều 179 BLHS là không đúng.
Bị cáo Phan Quý Dương, chuyên viên Ban Tín dụng doanh nghiệp của Agribank cho rằng, Nghị quyết của HĐQT Agribank về việc nâng quyền phán quyết cho vay đối với Dự án Luxfashion của Liên doanh Lifepro là không sai. Công việc của bị cáo đã được khẳng định là làm đúng, Nghị quyết cũng đúng theo pháp luật, nếu chi nhánh làm đúng thì không thể giải ngân và không xảy ra thiệt hại
Trả lời về nhận số tiền 3 tỷ đồng từ Lê Minh Hiếu, bị cáo Chử Thị Kim Hiền, khẳng định, bản thân không có thỏa thuận, đòi hỏi với doanh nghiệp.
“Tôi nhận 3 tỷ đồng là nhận cho tập thể. Sau đó, anh Hiếu trực tiếp đi biếu cho từng cán bộ, nhân viên. Số còn lại anh Hiếu chuyển cho tôi... Nhận số tiền đó tôi rất áy náy, tôi có đặt vấn đề trả cho anh Hiếu”, nguyên phó giám đốc chi nhánh Nam Hà Nội nói.
Theo lời bị cáo Hiền, 6 tháng sau khi doanh nghiệp vay vốn, giải ngân xong bị cáo Lê Minh Hiếu mang đến đưa tiền.
Trước lời khai của bị cáo Hiếu cho rằng nếu không sự giúp đỡ của Hiền thì 2 Công ty cổ phần Lifepro và Vietmade không thể vay vốn ngân hàng, Hiền cho rằng không có chuyện đó. Bị cáo giãi bày không thể giúp đỡ vì quyền thẩm định cho vay bắt đầu từ cán bộ tín dụng.

-
Lo hóa chất độc hại trôi nổi bán tràn lan trên không gian mạng -
Bộ Xây dựng chấn chỉnh công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng -
Vụ án Xuyên Việt Oil: Nhiều bị cáo nộp tiền khắc phục, Viện Kiểm sát đề nghị giảm án -
Hà Nội xử nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán thuốc, sữa giả -
Giám đốc doanh nghiệp 14 năm kêu oan: Tòa án trả hồ sơ lần thứ 3 -
Tiếp tục gia hạn tiến độ dự án AE Resort Cửa Tùng đến quý IV/2027 -
Buôn lậu ngày càng tinh vi, cần sự phối hợp chặt chẽ để ngăn chặn hiệu quả
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt