-
Không phải FPT Shop, chuỗi nhà thuốc Long Châu mới là “át chủ bài” của FRT -
Tasco lên kế hoạch chào bán gần 179 triệu cổ phiếu, rót vốn vào công ty con -
Cảng Sài Gòn giảm trích lập quỹ đầu tư phát triển do lo ngại lỗ luỹ kế -
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương nhận thầu 1.426 tỷ đồng từ thành viên Becamex IDC -
Doanh nghiệp bất động sản tấp nập phát hành trái phiếu dịp cuối năm -
Công ty Cảng Phước An muốn đầu tư 7.572,5 tỷ đồng vào phân kỳ 2 dự án cảng Phước An
Hoạt động tài chính và thu nhập khác gánh lợi nhuận
Kết thúc năm 2020, báo cáo tài chính của Điện Quang cho biết, dù doanh thu đạt 940,2 tỷ đồng, tăng 13,96% so với năm 2019, nhưng biên lợi nhuận gộp giảm 1,26% so với năm 2019, xuống chỉ còn 24,7%, song nhờ doanh thu tăng trưởng vẫn giúp lợi nhuận gộp thu về đạt 232,28 tỷ đồng, tăng 8,5%.
Dù vậy, do các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng mạnh, lần lượt 28,5% và 29,5% trong năm 2020, cao hơn đáng kể mức tăng trưởng của doanh thu, nên hoạt động kinh doanh chính đã ghi lỗ gần 6,4 tỷ đồng. Hoạt động tài chính (lãi 19 tỷ đồng) và thu nhập khác (lãi 6,2 tỷ đồng) đã giúp Điện Quang ghi nhận lợi nhuận sau thuế 18,26 tỷ đồng, giảm 38,5% so với năm 2019. Như vậy, Điện Quang đã kéo dài xu hướng sụt giảm lợi nhuận sang năm thứ 6 liên tiếp, kể từ năm 2014.
Trong quý I/2021, doanh thu thuần của Điện Quang đạt 189,9 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ năm 2020. Trừ giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý, hoạt động kinh doanh của Điện Quang chỉ đem về 2 tỷ đồng lợi nhuận, phần lớn kết quả 8,8 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế thu được nhờ đóng góp của hoạt động tài chính và thu nhập khác.
Không chỉ doanh thu, lợi nhuận giảm, dòng tiền cũng là vấn đề đáng ngại với Điện Quang. Những năm qua, dù kinh doanh có lợi nhuận, nhưng dòng tiền kinh doanh thu về âm hoặc thấp hơn đáng kể so với lợi nhuận. Năm 2017 và 2018, nếu như lợi nhuận sau thuế ghi nhận lần lượt là 110,3 tỷ đồng và 90 tỷ đồng, thì dòng tiền hoạt động kinh doanh âm 53,3 tỷ đồng và 13,3 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do các khoản phải thu và tồn kho tăng mạnh, khiến nhu cầu vốn lưu động gia tăng.
Hoạt động kinh doanh không đem về dòng tiền đáp ứng nhu cầu tái đầu tư và chi trả cổ tức, Công ty phải tăng cường sử dụng nguồn lực dự trữ khiến lượng tiền và tiền gửi các loại giảm mạnh qua các năm.
Tăng áp lực cạnh tranh
Kết quả kinh doanh của Điện Quang những năm gần đây không mấy khả quan với nguyên nhân được cho là đến từ xu hướng chuyển dịch tiêu dùng từ tiêu thụ các sản phẩm chiếu sáng truyền thống (vốn là thế mạnh của Điện Quang) sang xu hướng sử dụng các sản phẩm LED, sản phẩm thông minh.
Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2021, ông Hồ Quỳnh Hưng, Chủ tịch HĐQT Điện Quang cũng nhận định, LED hóa đã trở thành xu thế tất yếu trong ngành chiếu sáng nhờ các ưu điểm về tiết kiệm điện, hiệu suất sáng cao, độ bền vượt trội so với các sản phẩm theo công nghệ truyền thống.
Trước xu hướng này, Điện Quang đã đầu tư vào mảng thiết bị LED, đặc biệt với Nhà máy Công nghệ cao Điện Quang tại Khu công nghệ cao TP.HCM, đưa vào hoạt động từ tháng 7/2019 với kinh phí đầu tư gần 600 tỷ đồng, năng lực sản xuất 140 triệu sản phẩm/năm. Trong đó, đáng chú ý là Điện Quang có khả năng tự sản xuất chip LED, thay vì hoàn toàn phụ thuộc nhập khẩu, qua đó khép kín chuỗi sản xuất từ khâu nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm.
Dù vậy, lĩnh vực chiếu sáng của Điện Quang cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong ngành còn đang phải đối mặt là áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường khi các sản phẩm thiết bị chiếu sáng vốn không có nhiều khác biệt, khiến cuộc cạnh tranh về giá giữa các nhà sản xuất diễn ra khá gay gắt.
Như tại phân khúc các sản phẩm LED, các sản phẩm của Điện Quang đang phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Philips, Osram, Seoul Semiconductor và các sản phẩm giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc. Với thuế nhập khẩu các sản phẩm đèn LED đang là 0% khiến tính cạnh tranh trên thị trường càng khốc liệt.
Song song với sản xuất thiết bị chiếu sáng, thời gian qua, Điện Quang cũng định hướng phát triển sản phẩm công nghệ thông minh và cung cấp các giải pháp tổng thể trong lĩnh vực chiếu sáng như QSMART kết nối các thiết bị thông minh cho phép người dùng điều khiển bằng giọng nói. Điện quang Apollo cho phép người dùng tùy chỉnh ánh sáng thông qua ứng dụng trên smartphone, được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng mới. Tuy vậy, đây được đánh giá là con đường dài hạn và cần thêm thời gian để ghi nhận hiệu quả.
-
Ở điểm rơi lợi nhuận, Nhà Khang Điền gặp áp lực bán ra cổ phiếu -
Tasco lên kế hoạch chào bán gần 179 triệu cổ phiếu, rót vốn vào công ty con -
Triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường ngay sát Tết, KIDO tính bàn gì? -
Cảng Sài Gòn giảm trích lập quỹ đầu tư phát triển do lo ngại lỗ luỹ kế -
Khoản lỗ triền miên đằng sau chuỗi trung tâm xét nghiệm Diag -
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương nhận thầu 1.426 tỷ đồng từ thành viên Becamex IDC -
Doanh nghiệp bất động sản tấp nập phát hành trái phiếu dịp cuối năm
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up
- VINACONEX và Đại học Xây dựng Hà Nội hợp tác đào tạo ngành đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị
- CT Group và những dấu ấn công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024