Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Điều tra nguyên nhân các ca phản ứng nặng sau tiêm vắc xin Covid-19
D.Ngân - 13/03/2021 17:30
 
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết cơ quan này đã nhận được một số thông tin về các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 tại TP.HCM, Hải Phòng và Gia Lai.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa có công điện gửi các Giám đốc Sở Y tế: TP HCM, TP Hải Phòng và tỉnh Gia Lai báo cáo về việc điều tra, đánh giá, kết luận nguyên nhân trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin Covid-19.

Trong ngày 12/3/2021 Dự án Tiêm chủng mở rộng ghi nhận 1 trường hợp phản ứng chẩn đoán phản vệ độ II tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2.

Bộ Y tế yêu cầu 3 sở y tế khẩn trương xác minh thông tin, lập hội đồng đánh giá tai biến vắc xin sau tiêm chủng, kết luận nguyên nhân các trường hợp tai biến nặng sau tiêm và triển khai các hoạt động theo quy định.

Báo cáo nhanh từ các điểm tiêm chủng, trong ngày 12/3/2021 ghi nhận 1 trường hợp phản ứng chẩn đoán phản vệ độ II tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2. Trường hợp này xuất hiện triệu chứng 30 phút sau tiêm vắc xin, đã được phát hiện và xử trí kịp thời theo đúng quy định, hiện tại đã ổn định.

Còn theo báo cáo của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, nơi đang triển khai chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19, trong gần 1.600 người tiêm đầu tiên (thời gian tiêm từ ngày 8 đến 11/3), có 410 người có phản ứng thông thường, chiếm tỉ lệ 26%.

Trong số đó có 12 trường hợp phải xử trí tại bệnh viện như nổi mày đay, phù mạch tại chỗ tiêm, khó thở, kẹt huyết áp... chiếm tỉ lệ 0,7% (gồm 6 người tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, 4 người tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Phòng và 1 người tại Gia Lai, 1 trường hợp tại Hải Phòng).

Để đảm bảo an toàn công tác tiêm chủng, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế  cho biết, Bộ Y tế đang tích cực chỉ đạo Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho người dân trên tinh thần “hiệu quả, chặt chẽ, đảm bảo an toàn ở mức cao nhất” trong tất cả các khâu khám, sàng lọc trước khi tiêm.

Theo đó, sau khi tiêm, người được tiêm được theo dõi sức khỏe sau tiêm 30 phút tại chỗ và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 1-2 ngày tiếp theo; khi có các dấu hiệu bất thường, đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Đặc biệt, mỗi người tiêm sẽ được cấp một mã QR - theo mã số bảo hiểm y tế, sau đó liên thông với phần mềm hồ sơ sức khỏe để tiếp tục theo dõi và nhắc thời gian tiêm vắc xin của Astrazeneca.

Việt Nam có dừng tiêm vắc xin phòng Covid-19?
Trước thông tin một số quốc gia ngừng sử dụng vắc xin Covid-19 AstraZeneca, nhiều ý kiến đang băn khoăn với câu hỏi liệu Việt Nam có tiếp tục...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư