-
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng -
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump?
Xét về tổng giá trị khớp lệnh, đây là phiên có giá trị lớn nhất gần 3 năm, và là phiên đầu tiên sau hơn 1 năm rưỡi, có tổng giá trị khớp trên 2.000 tỷ đồng. |
Kéo thị trường lên trong phiên sáng rồi xả mạnh hàng chục triệu đơn vị ở các mã đầu cơ trong phiên chiều, nhiều người đã bị dính bulltrap hôm nay.
Bước vào phiên giao dịch chiều, sau khi kéo VN-Index lên mức kháng cự 510 điểm, lệnh xả hàng ồ ạt tung ra, ngốn hết lượng dư mua giá cao còn tồn lại khiến bên mua không kịp trở tay. Cả 2 chỉ số đều xuống mức thấp nhất ngày khi đóng cửa phiên với thanh khoản tăng vọt, lên cao nhất gần 3 năm.
Kết thúc phiên chiều, VN-Index giảm 1,98 điểm (-0,39%), xuống 503,54 điểm. VN30-Index giảm 2,99 điểm (-0,53%), xuống 563,45 điểm. HNX-Index giảm 0,23 điểm (-0,36%), xuống 64,38 điểm. HNX30-Index giảm 0,33 điểm (-0,27%), xuống 122,92 điểm. Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam giảm 5,18 điểm (-1,05%), xuống còn 487,76 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch trên HOSE đạt 173,94 triệu đơn vị, trị giá 2.425,7 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 4,6 triệu đơn vị, trị giá 358 tỷ đồng, chủ yếu là do gần 1,9 triệu đơn vị VNM được sang tay, trị giá 283,5 tỷ đồng.
Phiên này cũng đánh dấu là phiên có tổng giá trị giao dịch lớn nhất gần 6 tháng, kể từ ngày 31/5/2013. Còn xét về tổng giá trị khớp lệnh, đây là phiên có giá trị lớn nhất gần 3 năm, kể từ ngày 14/12/2010 và là phiên đầu tiên sau hơn 1 năm rưỡi, có tổng giá trị khớp trên 2.000 tỷ đồng.
Trên HNX, thanh khoản cũng tăng vọt với tổng khối lượng hơn 100 triệu đơn vị, trị giá 755,8 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận 0,8 triệu đơn vị, trị giá 5,6 tỷ đồng. Mức cao nhất sau gần 6 tháng, kể từ ngày 29/5/2013.
Diễn biến trong phiên 21/11 (nguồn: SHS)
Nguồn: SHS
Lực xả mạnh ở các mã đầu cơ khiến thanh khoản ở một số mã tăng vọt.
Trên HOSE, ITA được khớp tới 15,7 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức 6.600 đồng, xuống 100 đồng/cổ phiếu, dù trước đó được kéo lên mức trần 7.100 đồng/CP.
FLC cũng bị kéo từ mức giá trần 6.800 đồng xuống dưới giá tham chiếu 2 bước giá với hơn 9 triệu đơn vị được khớp.
PVT, HQC cũng chung số phận khi PVT bị kéo từ mức giá trần 12.100 đồng, xuống 11.000 đồng lúc đóng cửa với hơn 6 triệu cổ phiếu được sang tay. Tệ hơn, HQC từ mức cao nhất 7.700 đồng, bị lôi tuột xuống giá sàn 6.900 đồng/cổ phiếu với hơn 5,4 triệu đơn vị được khớp.
Trên HNX, lực bán mạnh cũng diễn ra ở các mã SCR, SHB, PVX, VCG và các mã chứng khoán như KLS, SHS, VND, VIG. Tuy nhiên, nhờ lực mua khá mạnh, nên các mã chứng khoán duy trì được sắc xanh (ngoại trừ VND giảm nhẹ). Trong khi các mã khác chủ yếu là giảm hoặc đứng ở tham chiếu.
Tâm lý hoảng sợ cũng lan nhanh ra khắp thị trường, không chỉ các mã đầu cơ tăng nóng thời gian qua bị xả ồ ạt, mà các mã bluechip cũng chịu vạ lây. Nhóm VN30 chỉ có 3 mã đủ sức giữ được sắc xanh nhạt là CII, DPM và PVD, cùng với GAS tăng nhẹ 500 đồng, hỗ trợ giúp hãm đà rơi của VN-Index.
Các mã còn lại đều bị kéo xuống dưới tham chiếu, trong đó, đa số bị kéo xuống mức thấp nhất ngày khi đóng cửa như FPT, CSM, CTG, DRC, KDC, OGC, PPC...
Nguồn: HOSE
Phiên sáng: Sóng đầu cơ bất tận
Thị trường chứng khoán Việt Nam nổi sóng đầu cơ bất chấp "cú sốc" mang tên FED trên thị trường quốc tế. Biên bản cuộc họp tháng 10 của Cục dự trữ Liên ban Mỹ (FED) đã quyết định cắt giảm gói kích thích kinh tế trị giá 85 tỷ USD/tháng (QE3). Biên bản này được công bố đã làm các nhà đầu tư vô cùng thất vọng và không còn tin tưởng vào lời nói của các quan chức FED.
Diễn biến của HNX-Index trong phiên 21/11 (nguồn: SHS)
Ngay sau khi biên bản được công bố, chứng khoán thế giới đã chao đảo, đồng loạt giảm điểm, giá vàng cũng lao dốc không phanh.
Thị trường chứng khoán châu Á sáng nay lại có diễn biến trái chiều. Trong khi chứng khoán Nhật Bản hồi phục trở lại sau quyết định tiếp tục chính sách tiền tệ siêu lỏng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) được công bố chiều qua, thì chứng khoán Trung Quốc, Hồng Kông và nhiều thị trường chứng khoán châu Á khác đều giảm điểm do bị tác động bởi quyết định của FED.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam sáng nay gần như đứng ngoài vòng ảnh hưởng của FED nhờ dòng tiền đầu cơ tiếp tục chảy mạnh dường như bất tận. Việc quyết định của FED khiến nhà đầu tư nước ngoài có thể rút vốn không ảnh hưởng quá mạnh tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Thực tế, khối ngoại đã có chuỗi bán ròng 7 phiên liên tiếp, nhưng chứng khoán Việt Nam vẫn đứng vững nhờ dòng tiền đầu cơ trong nước.
Nguồn: HOSE
Theo nhận định của hầu hết các công ty chứng khoán, thị trường sẽ tiếp tục xu thế tích cực trong ngắn hạn và trung hạn. Tuy nhiên, CTCK MB (MBS) còn nhấn mạnh thêm “việc không còn được hỗ trợ từ dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài, chúng tôi cho rằng thị trường sẽ gặp nhiều thách thức hơn để tiếp tục đi lên trong ngắn hạn.”
Trở lại diễn biến của thị trường. Kết thúc đợt 1, VN-Index tăng 1,48 điểm (+0,29%) tạm đứng ở mức 507 điểm với tổng giá trị trên 51,88 tỷ đồng.
Sau đó, chỉ số VN-Index bị hãm đà bởi nhóm VN30. Tuy nhiên, nhờ lực đỡ từ nhóm cổ phiếu midcap và penny giúp VN-Index tiếp tục duy trì sắc xanh. Trong khi các bluechips FPT, GAS, VIC, VNM, MSN… còn đứng giá tham chiếu, thì nhiều mã khác quay đầu giảm điểm như GMD, HPG, MBB…
Kết thúc phiên sáng, VN-Index tăng 3,15 điểm (+0,62%), lên 508,67 điểm. VN30-Index tăng 2,61 điểm (+0,46%), lên 569,05 điểm. HNX-Index tăng 0,39 điểm (+0,6%), lên 65 điểm. HNX30-Index tăng 2,01 điểm (+1,63%), lên 125,26 điểm. Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam tăng 0,28 điểm lên mức 493,22 điểm (0,06%).
Tổng khối lượng giao dịch trên HOSE đạt hơn 69 triệu đơn vị, trị giá 874,7 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận 1,35 triệu đơn vị, trị giá 36,6 tỷ đồng.
Trên HNX, tổng khối lượng giao dịch đạt 49,4 triệu đơn vị, trị giá 361,7 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận 0,2 triệu đơn vị, trị giá 2 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu đầu cơ vẫn tăng “điên cuồng”. Nhóm khoáng sản, bất động sản và dầu khí vẫn duy trì đà tăng trần như CLG, CMG, CMT, DCT, HAR, HU3, KMR, KSH, KSS, KTB, MCG, VNH, VNA, VNG, PTL, PXI, PXL… Trong đó, HAR và MCG đang có khối lượng khớp khá cao đều trên 1,3 triệu đơn vị và còn dư mua trần lớn.
Hai mã được CTCK khuyến nghị mua vào là FPT và CLG đều tang mạnh. Trong khi FPT 600 đồng (+1,25%), lên 48.700 đồng/CP, thì CLG vẫn duy trì ở mức trần 10.000 đồng/CP và còn dư mua giá trần hơn 200.000 đơn vị, cùng 205.930 đơn vị được khớp.
Với triển vọng sẽ ký một hợp đồng lớn với một nhà đầu tư trong quý IV/2013 bởi đây là mùa cao điểm cho thuê đất công nghiệp, sáng nay ITA đã tăng điểm khá mạnh. Mở cửa, ITA tăng gần chạm trần nhưng sau đó hãm lại chỉ còn tăng 300 đồng lúc đóng cửa phiên, với khối lượng khớp lệnh trên 6 triệu đơn vị, đứng đầu về thanh khoản trên sàn HOSE.
Mặc dù với kết quả quý III/2013 không tốt bởi doanh thu sụt giảm quá mạnh, chỉ đạt 169 tỷ đồng, thấp nhất từ năm 2011 và được SSI nhận định đây là một dấu hiệu không tốt, nhưng do có lãi nên TTF tăng nhẹ 100 đồng.
VNE duy trì sắc tím đến hết phiên giao dịch với lực đỡ từ khối ngoại. Trong phiên sáng nay, VNE đã khớp 2,63 triệu đơn vị và còn dư mua trần hơn 820.000 đơn vị. Đây cũng là mã được khối ngoại mua nhiều nhất đạt 520.000 đơn vị.
Tương tự, GAS cũng tăng 1.000 đồng, hỗ trợ cho VN-Index nhờ lực cầu ngoại.
Trong khi đó, TYA có phiên tăng trần thứ 6 liên tiếp và VNH tăng trần liên tiếp 24 phiên với cùng khối lượng dư mua trần đạt trên 165.000 đơn vị.
Trên HNX, nhóm cổ phiếu chứng khoán hòa theo nhịp đập của thị trường và dòng tiền vào các mã đầu cơ để tăng mạnh, trong đó VIG, APS, ORS, SHS đang tăng trần.
SHB vẫn dẫn đầu về thanh khoản với hơn 5 triệu đơn vị khớp lệnh. Chốt phiên SHB tăng 100 đồng lên 7.200 đồng/CP. Tiếp đó là KLS và VCG với cùng khối lượng khớp lệnh trên 3,4 triệu đơn vị.
Phiên giao dịch sáng nay, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào trên sàn HOSE gần 2,05 triệu đơn vị. Trong khi đó, trên sàn HNX, họ mua vào 858.500 đơn vị và bán ra 964.600 đơn vị.
Thanh Thuý (ĐTCK)
-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024