Tổng khối lượng cổ phiếu mà Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines vừa được phép phát hành thêm để chào bán cho các cổ đông hiện hữu trong giai đoạn 1 có tổng giá trị 9.000 tỷ đồng.
Tại Việt Nam, mục tiêu phát triển công nghiệp quốc gia là phát triển các ngành công nghiệp gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, năng lượng.
Dù Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được dự báo sang đầu năm 2016 mới được ký kết, song thịt nhập khẩu đã ồ ạt tràn vào Việt Nam với giá siêu rẻ. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa nhận, khả năng dựng hàng rào kỹ thuật để ngăn hàng nhập khẩu và khả năng kiện chống bán phá giá là khó khả thi.
Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, các quỹ đầu tư tham gia vào quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là cách tốt nhất để đảm bảo chất lượng của hoạt động này trong bối cảnh hiện tại.
Cơ hội được cho là rất rộng mở đối với các nhà tư vấn trong lĩnh vực mua bán, sáp nhập (M&A) tại Việt Nam, khi thị trường này được một số tổ chức nghiên cứu độc lập đánh giá lên đến 20 tỷ USD trong giai đoạn 2015-2018.
Năm 2014, giá trị thương hiệu của Việt Nam là 172 tỷ USD, tăng trưởng 30% so với năm 2013 và tính trong khối ASEAN, Việt Nam vươn lên đứng thứ 6, sau Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines.
Đã là một thương hiệu lớn của ngành xây dựng Việt Nam, nhưng với việc được tham gia xây dựng rất nhiều dự án ODA, đang được triển khai ở khắp cả nước, Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng - CTCP (BDCC) ngày càng khẳng định vị thế, thương hiệu của mình trong lĩnh vực xây lắp.
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) vừa xác nhận, Tổng vụ Nhập khẩu (Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ) đã công bố về việc tiến hành rà soát điều tra chống chống bán phá giá đối với sản phẩm săm lốp xe đạp nhập khẩu từ Trung Quốc, Sri Lanka, Đài Loan, Việt Nam và săm lốp xe máy nhập khẩu từ Việt Nam
Việc dừng sản xuất Nhà máy xi măng Lam Thạch (công nghệ lò đứng) vừa do hiệu quả sản xuất kém, vừa để thực hiện chủ trương của Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Ninh về dừng hoạt động với các nhà máy xi măng lò đứng.
Từ năm 1999 đến nay, Chính phủ đã 4 lần ban hành nghị định về việc bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp nhà nước, nhưng tiến trình sắp xếp này vẫn chưa như mong đợi. “Không bán, không giao được thì cần giải tán, vì vướng mắc lớn nhất là giải quyết chế độ cho người lao động thì đã được Chính phủ xử lý bằng Nghị định 63/2015/NĐ-CP”, TS. Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiến kế.