-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Năm 2015 là một cột mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, khi có 4 hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết và kết thúc đàm phán, 1 FTA được khởi động. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng tuyên bố hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) như một cột mốc trên con đường hòa nhập của 10 quốc gia Đông Nam Á.
Các FTA đem lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc giảm và loại bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu giữa các nước thành viên. Điều này tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp các nước thành viên FTA so với những nước không nằm trong FTA đó.
Việc tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN là tự nguyện, không bắt buộc |
Một ví dụ điển hình là thuế suất trung bình trong ngành dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ hiện nay khoảng 17%, nhưng sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, mức thuế này sẽ được đưa về 0% ngay lập tức hoặc xóa bỏ có lộ trình.
Song một điều kiện không thể thiếu để doanh nghiệp có thể hưởng ưu đãi thuế như trên là đáp ứng được các tiêu chí về quy tắc xuất xứ. Vì vậy, có thể coi giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of origin - C/O) như một giấy thông hành ưu đãi cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào các nước đã ký FTA.
Hiện nay, C/O ưu đãi được cấp tại 20 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực trực thuộc Bộ Công thương và 39 Ban quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất được Bộ Công thương ủy quyền. Do tính chất quan trọng của văn bản này liên quan đến số tiền thuế thu được tại nước nhập khẩu, nên một số nước trên thế giới, trong đó có các nước ASEAN, lựa chọn mô hình C/O được cơ quan Chính phủ cấp.
Thế nhưng, trong xu hướng mở rộng tự do hóa thương mại, các FTA thế hệ mới mà điển hình là TPP và FTA Việt Nam - EU (EVFTA) đã đưa ra chế định mới về chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Theo đó, một số doanh nghiệp đủ điều kiện có thể được phép tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa của mình xuất khẩu.
Nắm bắt xu hướng mới, các nước ASEAN cũng đang triển khai thí điểm hình thức này. Hiện nay có 2 dự án thí điểm trong khuôn khổ ASEAN và Việt Nam tham gia dự án thứ hai cùng với Thái Lan, Lào, Indonesia và Philippines.
Trên cơ sở đó, về phía Việt Nam, Bộ Công thương đã nghiên cứu, tham mưu cho các cấp về chủ trương tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN. Ngày 20/8/2015, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 28/2015/TT-BCT hướng dẫn doanh nghiệp về vấn đề này.
Việc tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN là tự nguyện, không bắt buộc. Nếu không tham gia thí điểm, doanh nghiệp vẫn tiến hành xin C/O đi các nước ASEAN (C/O mẫu D) như bình thường. Còn nếu hội đủ điều kiện và đăng ký tham gia, doanh nghiệp có thể chủ động phát hành các hóa đơn có ghi nội dung về xuất xứ, thay cho việc đến các cơ quan quản lý nhà nước để xin C/O mẫu D như trước đây. Với cách làm này, doanh nghiệp xuất khẩu giảm thiểu thời gian xin cấp C/O truyền thống, chủ động trong việc phát hành các hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ, tạo thuận lợi trong hoạt động kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa.
Ngoài ra, việc tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp hiểu sâu các cam kết về quy tắc xuất xứ trong các FTA, vốn là lĩnh vực rất phức tạp về mặt kỹ thuật với nhiều quy tắc và thủ tục chứng nhận xuất xứ khác nhau, qua đó vận dụng tối đa lợi ích cắt giảm thuế quan từ các hiệp định này mang lại.
Việc tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN sẽ là bước đệm giúp doanh nghiệp làm quen với xu hướng mới trong FTA, có kinh nghiệm thực tế tiến hành tự chứng nhận xuất xứ, từ đó chủ động nắm bắt kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhằm tránh rủi ro gian lận xuất xứ, ảnh hưởng đến uy tín hàng xuất khẩu của Việt Nam, Thông tư 28/2015/TT-BCT quy định một số tiêu chí để đảm bảo việc triển khai thí điểm đúng đối tượng, lựa chọn được những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu thường xuyên (tiêu chí kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 triệu USD) và nắm bắt, tuân thủ tốt các quy định về xuất xứ hàng hóa (tiêu chí không vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa trong 2 năm gần nhất liền kề). Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải có cán bộ được đào tạo kiến thức về xuất xứ hàng hóa để có thể thực hiện tốt quy trình tự chứng nhận. Cơ chế thí điểm hiện nay cũng chỉ áp dụng với doanh nghiệp sản xuất đồng thời là người xuất khẩu hàng hóa, không áp dụng với các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ làm thương mại đơn thuần. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ áp dụng cho tất cả các mặt hàng, tất cả doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện, không hạn chế lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025