-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Trung tâm thương mại Aeon của Nhật Bản vừa được khai trương khiến cho nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt lo ngại |
Miếng bánh màu mỡ
Theo thống kê của Bộ Công Thương, thị phần bán lẻ hiện đại ở Việt Nam mới chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ. Cả nước hiện có khoảng 724 siêu thị và 132 TTTM, hàng tiện lợi hoạt động đúng nghĩa (có thương hiệu và vận hành theo chuỗi) mới chỉ dừng lại ở con số hàng trăm.
Trong đó, có hơn 20 doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài là những “đại gia” có nguồn vốn khủng và có sự thuận lợi để mở rộng mặt bằng nên dễ dàng thâu tóm thị trường bán lẻ tại Việt Nam đang còn nhiều bỏ ngỏ. Chưa kể, doanh nghiệp ngoại sẵn sàng chịu lỗ để xây dựng một mạng lưới uy tín tại Việt Nam trước rồi sau đó mới thu hồi vốn sau.
Nắm bắt tâm lý ưa chuộng hàng ngoại của người Việt, các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt “rót” vốn vào đầu tư tại Việt Nam. Đến năm 2020, Tập đoàn bán lẻ số 1 Hàn Quốc - Lotte - đặt mục tiêu mở 60 siêu thị tại Việt Nam. Cùng với đó, Tập đoàn Auchan của Pháp và Aeon của Nhật sẽ “cơi nới” thị trường bán lẻ tại nước ta với 40 hệ thống siêu thị, TTTM.
Chia sẻ với PV, chị Ngọc Hà ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho hay: “Tôi thường mua sắm ở các siêu thị nước ngoài, mặc dù giá cả khá “chát” nhưng chất lượng hàng hóa tốt, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ”. Từ lâu, nhiều người tiêu dùng Việt chê hàng Việt và chuộng hàng ngoại, chủ yếu bởi chất lượng, chứ không phải giá cả. Nhiều người tiêu dùng trong nước sẵn sàng chi gấp đôi, thậm chí gấp ba, để sở hữu hàng hóa nhập ngoại có cùng chủng loại, từ hàng điện tử, thực phẩm đến những món đồ gia dụng hằng ngày.
Thương hiệu Việt gồng mình chống đỡ
Theo quy hoạch của Bộ Công Thương, đến năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 1.200 - 1.500 siêu thị. Tuy nhiên, thị trường này sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư nước ngoài “đổ bộ” vào Việt Nam bằng cách liên doanh liên kết trong khâu phân phối và khâu sản xuất.
Như vậy, các doanh nghiệp ngoại đang nắm trong tay một chuỗi cung ứng từ sản xuất cho tới phân phối. Cách đây khoảng ba năm, Auchan Super có chiến lược liên kết với các nhà bán lẻ và phát triển bất động sản trong nước với tên gọi Simply Mart vào đầu năm nay thông qua việc hợp tác với Tập đoàn C.T Group. Theo kế hoạch, hai doanh nghiệp này sẽ phát triển một số siêu thị khác. Ngoài ra, Auchan Super còn bắt tay với nhà phát triển bất động sản Lê Thành để có mặt bằng kinh doanh và dự kiến vào tháng 11.2015 này, AuchanSuper sẽ khai trương siêu thị Simply thứ hai tại TPHCM.
Có thể nói thế mạnh chủ yếu của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong thời gian qua là “lợi thế sân nhà” và sở hữu nhiều điểm bán. Tuy nhiên, khi các nhà bán lẻ ngoại đến, một số thế yếu của doanh nghiệp trong nước dần thể hiện ra. Một số nhà bán lẻ trong nước dường như nhận ra điểm yếu của mình và để “yên bình”, họ đã nhanh chóng bán cổ phần hoặc toàn bộ hệ thống kinh doanh cho doanh nghiệp ngoại.
Tuy nhiên, vẫn có những điều đáng chú ý khi một số thương vụ thâu tóm trong thời gian gần đây cho thấy nhà bán lẻ trong nước thực hiện. Điều này cho thấy không phải ai cũng dễ dàng bỏ cuộc. Viêc Tập đoàn Vingroup mới đây nhận chuyển nhượng 100% cổ phần từ Cty CP đầu tư An Phong, trở thành chủ sở hữu mới của hệ thống TTTM - siêu thị Maximark và chuyển đổi thành các siêu thị VinMart/VinMart+ là một ví dụ.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo