
-
PMI vượt trên 50 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2025
-
Mỹ, Anh, Singapore tuyển nhiều nhân sự công nghệ, game, tài chính từ Việt Nam
-
Tập đoàn Everland khởi công tổ hợp thương mại, du lịch hơn 700 tỷ đồng
-
Tư duy cần nhất là mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh
-
Ký mới Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2 -
Vietnam Airlines công bố lợi nhuận năm 2024 đạt gần 8.000 tỷ đồng
Ngày 15/9, chia sẻ tại hội thảo "Diễn biến kinh tế 2022-2023: Những khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam" do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức, các chuyên gia cho rằng, sản phẩm tốt nhất để doanh nghiệp Việt xuất khẩu, kể cả thị trường khu vực và quốc tế là sản phẩm chất lượng tốt của Việt Nam.
Cụ thể, TS.Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, dù đã đạt được nhiều thành tựu trong việc kiểm soát dịch bệnh, nền kinh tế hồi phục, tái cơ cấu kinh tế. Chính phủ có nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động như: gói hỗ trợ 350.000 ngàn tỷ giải ngân trong hai năm 2022-2023, giảm thuế GTGT 2%, giảm lãi suất cho vay 2%/năm…
Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam vẫn bị khát vốn khi sau 2 năm hậu Covid-19, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính, nợ lòng vòng trong khi lãi suất cho vay tăng cao (15%-16%/năm); giải ngân gói cứu trợ chậm đến công nhân ở nhiều tỉnh; thủ tục hành chính còn phiền hà, chồng chéo, chi phí về thời gian và tiền bạc khiến cho doanh nghiệp giảm năng lực cạnh tranh.
![]() |
TS.Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương chia sẻ tại Hội thảo |
Đặc biệt, bất động sản đóng góp trực tiếp khoảng 10% GDP và gián tiếp thông qua các ngành kinh tế khác khoảng 20% GDP. Tuy nhiên, những diễn biến vừa qua đã “báo động đỏ” cho lĩnh vực này. Các vấn đề về pháp lý về bất động sản chưa được đồng bộ và bộc lộ nhiều bất cập chưa được bổ sung sửa đổi; ngân hàng siết tín dụng dẫn tới lượng cung mới và giao dịch bất động sản giảm.
Cũng theo TS. Lê Đăng Doanh, sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước sẽ tác động tới doanh nghiệp: mở ra khả năng to lớn thay đổi sản phẩm, công nghệ, giao tiếp với khách hàng; nâng cao tính năng động, kết nối quốc tế và trong nước, từ bỏ cách kinh doanh theo kinh nghiệm và truyền thống, sẵn sàng chấp nhận cái mới; nâng cao tính công khai minh bạch trong quy trình sản xuất và kinh doanh… Từ đó yêu cầu các doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược, năng động hơn.
Đồng quan điểm trên, chuyên gia quản trị doanh nghiệp Đỗ Hòa, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Tinh Hoa Quản Trị, cũng chỉ ra những thách thực của thị trường.
Đơn cử, hậu Covid-19, tình hình thất nghiệp cao, thu nhập cá nhân giảm khiến sức mua thị trường giảm; lạm phát tăng cao do chi phí đầu vào tăng, do đứt gãy chuỗi cung cấp, do tác động của biện pháp chống dịch và các gói kích thích kinh tế, dẫn đến giá thành cao; người tiêu dùng không muốn/không thể chi trả cao hơn cho hàng hóa. Họ không muốn tăng giá, họ tìm đến các sản phẩm nội địa thay cho sản phẩm nhập khẩu…
![]() |
Toàn cảnh buổi Hội thảo |
Trước những vấn đề trên, ông Đỗ Hòa cho biết, doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh bài bản kịp thời theo xu hướng thị trường; trong đó, doanh nghiệp nên có phương án khai thác thị trường khu vực thay thế những thị trường xa và bất ổn do giá nhiên liệu cao.
Đồng thời củng cố năng lực doanh nghiệp đảm bảo cạnh tranh trên sân nhà là yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với doanh nghiệp Việt. Cùng đó, tối ưu hóa hoạt động và phát huy nguồn lực doanh nghiệp mới có thể giúp các thương hiệu Việt linh hoạt mô hình kinh doanh phù hợp với diễn biến thị trường trong và ngoài nước.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nhận định, trước bối cảnh này, các bộ, ngành cần trợ giúp doanh nghiệp để chuyển sang kinh tế số, năng động thích nghi với biến động trong và ngoài nước. Dịch COVID-19 thúc đẩy vận dụng kinh tế số hóa (digital economy) trong kinh tế và xã hội nên không còn là phong trào, mà đã trở thành xu hướng tất yếu.
Về phía doanh nghiệp, kinh tế Việt Nam 2022 đang tiếp tục phục hồi với những triển vọng tươi sáng, nhưng những rủi ro thách thức mới cũng xuất hiện. Doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng vượt qua thách thức để có thể trụ vững và hoạch định chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của mình.

-
Tư duy cần nhất là mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh -
Philippines muốn nhập vắc-xin dịch tả lợn từ doanh nghiệp lớn của Việt Nam -
Ký mới Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2 -
Vietnam Airlines công bố lợi nhuận năm 2024 đạt gần 8.000 tỷ đồng -
Quý I/2025, TKV sản xuất trên 10,5 triệu tấn than, tiêu thụ 12,6 triệu tấn -
Tập đoàn Generali vượt mục tiêu kế hoạch 2024 -
"Soi" động lực tăng trưởng của doanh nghiệp vật liệu xây dựng năm 2025
-
1 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
2 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
3 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
4 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/4
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp
-
Bất động sản cửa ngõ Bắc Sài Gòn sôi động nhờ hạ tầng và thông tin sáp nhập
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics