-
Hà Nội sẽ tăng ít nhất 50 hợp tác xã, 1.000 tổ hợp tác trong nông nghiệp -
Đổi mới sáng tạo cùng tính bền vững: Từ chiến lược đến thực tiễn -
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính toàn diện bằng giải pháp công nghệ -
The Makeover 2024: Bữa tiệc "thịnh soạn" đáng mong chờ cho hơn 1.000 lãnh đạo nhân sự và doanh nghiệp -
Thừa Thiên Huế: Chính thức đưa vào hoạt động trung tâm thương mại gần 4.000 tỷ đồng -
Tập đoàn The Trump Organization trao đổi hợp tác đầu tư tại Hưng Yên
Ông Alexander Goetz, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam. |
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp Đức tại Việt Nam trong năm qua như thế nào, thưa ông?
Năm 2021 đã không diễn ra theo chiều hướng mà chúng ta mong đợi. Đại dịch đã kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế, gây ra các tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp Đức, bất kể ngành nghề và quy mô doanh nghiệp.
Trong suốt năm qua, các doanh nghiệp đã tập trung vào việc tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động và duy trì hoạt động, sản xuất. Chúng tôi đã nỗ lực hết mình để vừa tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch do Chính phủ ban hành, vừa đảm bảo sức khỏe và việc làm cho nhân viên, hạn chế tối đa tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng.
Điểm sáng trong năm 2021 của cộng đồng doanh nghiệp Đức là chiến dịch huy động vắc-xin phòng Covid-19 được thực hiện trong tháng 10. Với sự hỗ trợ từ các thành viên GBA, một số tổ chức tại Đức và Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, chúng tôi đã thuyết phục thành công Chính phủ Đức tài trợ 2,6 triệu liều vắc-xin AstraZeneca cho Việt Nam. Đây là một quyết định chưa có tiền lệ của Chính phủ Đức liên quan đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp Đức tại nước ngoài, qua đó cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia.
Chính phủ đã ban hành một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như hoãn nộp thuế, giảm tiền thuê đất, hỗ trợ một lần cho người lao động và người sử dụng lao động thông qua quỹ bảo hiểm thất nghiệp, cũng như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty có doanh thu dưới 200 tỷ đồng. Các chính sách này sẽ giúp doanh nghiệp phần nào trong quá trình phục hồi. Tuy nhiên, các chi phí phòng chống dịch như xét nghiệm và trợ cấp cho người lao động vẫn còn quá cao với nhiều doanh nghiệp.
Để có thể phục hồi một cách nhanh chóng, chúng tôi cần ngay một số hỗ trợ về thủ tục hành chính như cấp giấy phép lao động hay các quy định về nhập cảnh, bởi đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, việc tiếp cận được chuyên gia nước ngoài và gặp gỡ các nhà đầu tư trong nước là yếu tố mang tính quyết định.
Doanh nghiệp Đức nhận định như thế nào về môi trường đầu tư tại Việt Nam trong năm qua?
Việt Nam vẫn là một điểm đến đầu tư chiến lược đối với các doanh nghiệp châu Âu. Theo một khảo sát thực hiện gần đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại Việt Nam (AHK), hơn 65% đơn vị tham gia khảo sát tin tưởng rằng, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trong năm 2022.
Trong năm qua, doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam khá ít. Tuy nhiên, điều này không phản ánh sự sụt giảm mối quan tâm của nhà đầu tư Đức đối với thị trường Việt Nam. Đây chỉ là sự chậm lại do tác động từ các biện pháp phòng chống dịch như hạn chế đi lại hay các đợt phong tỏa.
Chúng tôi tin rằng, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng điều chỉnh lịch trình các chuyến thăm, khảo sát đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2022.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) mở ra khả năng tiếp cận thị trường cho nhà đầu tư EU trong nhiều lĩnh vực như giáo dục đại học, dịch vụ máy tính, phân phối, viễn thông… Đại dịch có ảnh hưởng đến việc thực hiện Hiệp định không, thưa ông?
EVFTA là nhân tố chính cho cái nhìn lạc quan của các doanh nghiệp Đức đối với tiềm năng và cơ hội kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, phong tỏa kéo dài ở Đức cũng như những diễn biến phức tạp của đại dịch tại Việt Nam vẫn đang khiến hai nước chưa thể tận dụng được lợi ích từ việc giảm các hàng rào thương mại.
Việc Việt Nam chuyển sang chiến lược chống dịch linh hoạt sẽ giúp giải quyết các hạn chế và vướng mắc, mở đường cho việc thực hiện các mục tiêu phục hồi kinh tế năm 2022. Với tổng giá trị thương mại song phương gần 15,8 tỷ euro năm 2021, Đức hiện là đối tác quan trọng nhất của Việt Nam tại châu Âu. Với những lợi ích từ EVFTA, chúng tôi kỳ vọng, năm 2022, sẽ chứng kiến nhiều cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.
Các nhà kinh tế dự doán, bức tranh kinh doanh và đầu tư năm 2022 sẽ có nhiều cải thiện. Ông có thể cho biết các xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Đức tại Việt Nam?
Gần 50% doanh nghiệp Đức tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh để đa dạng hóa chuỗi cung ứng, qua đó giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp Đức vẫn tập trung vào một số ngành công nghiệp thế mạnh như sản xuất, cung cấp các quy trình và dịch vụ kỹ thuật.
Ngoài ra, năng lượng bền vững và các giải pháp phát triển hạ tầng cũng là những lĩnh vực có tiềm năng đầu tư cao trong tương lai. Đức có rất nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực này và hoàn toàn có thể hợp tác với Việt Nam trong những năm tới.
-
The Makeover 2024: Bữa tiệc "thịnh soạn" đáng mong chờ cho hơn 1.000 lãnh đạo nhân sự và doanh nghiệp -
Thừa Thiên Huế: Chính thức đưa vào hoạt động trung tâm thương mại gần 4.000 tỷ đồng -
Tập đoàn The Trump Organization trao đổi hợp tác đầu tư tại Hưng Yên -
Thừa Thiên Huế: Khai mạc hội chợ thương mại Festival 2024 -
Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới -
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh nông nghiệp -
Người của Keppel ngồi ghế Tổng giám đốc công ty con của Khang Điền
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt