
-
Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD
-
Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư
-
“Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc
-
Doanh nghiệp Việt Nam - Argentina tìm cơ hội hợp tác trong kỷ nguyên mới
-
Khu đô thị Bình Quới -Thanh Đa, TP.HCM sẽ có trung tâm chiếu phim 3.000 chỗ -
Quy định chi tiết cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội
Đây là số liệu do Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (AHK Việt Nam) công bố sau khi khảo sát doanh nghiệp Đức tại Việt Nam mới nhất - AHK World Business Outlook - Mùa Xuân 2023.
Theo AHK Việt Nam, nhờ việc triển khai nhanh chóng các kế hoạch hành động của Chính phủ và điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cực. Bởi vậy, các doanh nghiệp Đức đang hoạt động tại Việt Nam lạc quan hơn so với năm 2022.
Có 88% số người tham gia khảo sát tự tin với tình hình kinh doanh của họ tại Việt Nam (hài lòng và tốt) và gần một nửa số doanh nghiệp kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục ổn định, trong khi 21% trong số họ tin tưởng tình hình sẽ cải thiện.
![]() |
Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam muốn mở rộng đầu tư, tuyển thêm lao động tại Việt Nam trong 12 tháng tới. (Ảnh: Lê Toàn) |
Các nhà đầu tư Đức bày tỏ sự lạc quan với triển vọng thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, họ vẫn thận trọng trong những dự định ngắn hạn do rủi ro đến từ những biến động kinh tế toàn cầu gây ra như: nhu cầu toàn cầu thấp (51%), quan ngại về chính sách phát triển kinh tế (46%), thiếu hụt lao động có tay nghề (34%) và nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng (28%).
Thêm vào đó là những thách thức địa chính trị dài hạn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt, đặc biệt trong lạm phát/chính sách tiền tệ (41%), sự phân mảnh của nền kinh tế toàn cầu (41%) và sự gia tăng ảnh hưởng chính trị đối với chuỗi cung ứng (40%).
Dù vậy, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ phục hồi tăng trưởng trong trung hạn. Sự tăng trưởng này sẽ được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố bao gồm các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là EVFTA, việc triển khai chiến lược “Trung Quốc +1”....
“Có 57% nhà đầu tư Đức tại Việt Nam ưu tiên đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ. Trong đó Việt Nam là lựa chọn hàng đầu, tiếp theo là Malaysia và Thái Lan”, kết quả khảo sát của AHK Việt Nam nêu.
Từ những kết quả khảo sát trên, AHK Việt Nam đề xuất, nên trang bị cho người lao động các kỹ năng theo tiêu chuẩn của Đức, tận dụng Công nghiệp 4.0 và chuyển đổi kỹ thuật số. Mục đích nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động lành nghề.
Ưu tiên nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp địa phương để duy trì vai trò của họ trong chuỗi cung ứng toàn cầu và của Đức. Đồng thời tuân thủ các quy định về phát triển bền vững như ESG, đạo luật thẩm định chuỗi cung ứng của Đức.
Khuyến nghị cụ thể hóa và khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện VIII để khuyến khích sản xuất điện tái tạo. Đơn giản hóa, số hóa và hợp lý hóa các thủ tục hành chính để tận dụng Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA).

-
Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link chính thức được đón tàu container trọng tải đến 232.494,5 DWT -
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh sau hợp nhất -
TP.HCM thúc tiến độ nút giao An Phú hoàn thành cuối năm 2025 -
Dự án LNG Cà Ná gia hạn thời gian chọn nhà đầu tư đến ngày 19/7 -
Sơn Hải đề xuất đầu tư hoàn chỉnh cao tốc Bắc Nam, đoạn Quảng Ngãi - Dầu Giây -
Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải, tổng vốn hơn 2.700 tỷ đồng -
Rõ dần phương án thu phí 18 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh