-
Mỗi ngày người Việt Nam mua hơn 7.270 xe máy -
Hyundai bán 67.168 xe trong năm 2024 tại Việt Nam -
THACO AUTO đứng số 1 toàn cầu về chỉ số hài lòng của khách hàng mua xe KIA -
Ngành ô tô háo hức đón giai đoạn mới -
Thuế tiêu thụ đặc biệt với xe ô tô trong quá trình chuyển đổi xanh - trăn trở về chính sách -
Ưu đãi 100% thuế trước bạ: Đừng bỏ lỡ cơ hội sở hữu xe Toyota đón Tết
Nhiều doanh nghiệp ô tô sẽ thay đổi cách thức hoạt động để đỡ mất tiền nộp thuế |
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực ô tô cho hay, dự thảo về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Bộ Tài chính đưa ra đã loại ô tô dưới 24 chỗ ngồi khỏi diện phải thay đổi cách tính thuế.
Cụ thể, theo dự thảo, thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra; đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ xăng các loại) là giá do cơ sở nhập khẩu bán ra. Trường hợp bán hàng qua các công ty con hoặc bán hàng qua công ty con khác trong cùng công ty mẹ thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do các công ty con bán ra thị trường. Tuy nhiên, dự thảo cũng đưa ô tô dưới 24 chỗ ngồi ra khỏi diện phải áp dụng cách tính giá chịu thuế này.
“Không hiểu vì sao Bộ Tài chính lại đưa ô tô dưới 24 chỗ ngồi ra khỏi quy định chung để tạo sân chơi riêng trong số các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Ngoài ra, các công ty ô tô hiện nay có mô hình kinh doanh khác nhau, nên quy định như dự thảo hiện nay có thể sẽ tạo ra những chênh lệch về số thuế phải đóng với một chiếc xe”, vị này nhận xét.
Hiện theo Nghị định 26/2008/CP-NĐ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định và chỉ hưởng hoa hồng, thì giá làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng.
Tuy nhiên, Nghị định 26 cũng quy định, trường hợp bán hàng qua các cơ sở kinh doanh thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán của cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 10% so với giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại bán ra.
Theo phân tích của chuyên gia nọ, nếu nhà sản xuất có mô hình doanh nghiệp sản xuất xe – đại lý bán hàng (mua đứt bán đoạn), giá mà nhà sản xuất đưa ra là 100.000 USD, sau đó thêm hoa hồng 7% cho đại lý thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô ở mô hình phân phối này theo quy định là 107.000 USD.
Tuy nhiên, nếu nhà sản xuất có mô hình công ty sản xuất xe – công ty thương mại – đại lý bán hàng thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ở ngay công ty sản xuất xe. Tức là chỉ tính theo giá 100.000 USD mà nhà sản xuất bán ra cho công ty thương mại. Còn khâu công ty thương mại bán ra cho đại lý chiếm 7% giá trị xe thì không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Cứ với giá trị 100.000 USD thì đã chênh nhau 7.000 USD trị giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt, rồi lại áp theo mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt từ 45-60% tùy loại xe, có thể thấy ngân sách nhà nước sẽ hụt đi không ít.
“Nhiều thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) khi trao đổi dự thảo này thấy rất khó hiểu với cách đặt vấn đề liên quan đến giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của Bộ Tài chính, vì tạo ra chênh lệch về giá tính thuế, nhất là ô tô lại có thuế suất ở mức cao. Hệ quả là tạo ra cạnh tranh không công bằng giữa các doanh nghiệp do chính sách. Dĩ nhiên để giảm nộp thuế, các công ty ô tô danh tiếng có vốn đầu tư nước ngoài có thể lập ra 1 công ty thương mại ở giữa, nhưng họ không muốn thay đổi mô hình hoạt động đã tồn tại gần 20 năm nay như cách một số doanh nghiệp Việt Nam đang làm và sẽ hưởng lợi lớn theo cách tính thuế của dự thảo”, vị này nói.
Thừa nhận cách lập luận của vị chuyên gia về dự thảo của Bộ Tài chính, ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Công ty Hyundai Thành Công - doanh nghiệp không phải là thành viên VAMA, cũng cho phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn hay, hiện tại Công ty đang bán hàng theo mô hình doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp (nhập khẩu xe) – đại lý bán hàng. “Nhưng chúng tôi không khó khăn khi lập công ty thương mại ở giữa để được tính thuế lợi hơn nữa”, ông Đức nói.
Ở một khía cạnh khác, dự thảo sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt lần này cũng đã xác định giá tính thuế là giá bán ra thị trường. Trước đó, dù cùng áp dụng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng do thời điểm tính thuế với ô tô nhập khẩu là ở ngay khâu nhập khẩu, với giá CIF, chưa có các chi phí xây dựng hệ thống bán hàng, tiếp thị. Trong khi đó với ô tô lắp ráp trong nước là ở giá bán buôn cho đại lý, nghĩa là đã có đủ các chi phí tiếp thị, xây dựng hệ thống bán hàng của doanh nghiệp ô tô. Theo tính toán của VAMA, do thời điểm áp thuế khác nhau nên chênh lệch về giá thành của xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước chênh lệch khoảng 5% với lợi thế nghiêng về xe nhập khẩu. Vì vậy, VAMA đề xuất giá tính thuế bằng 80% giá xuất xưởng để cân bằng với cách tính bấy lâu của xe nhập khẩu.
-
BMW ra mắt kiểu vô-lăng mới với thiết kế đột phá -
VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green dành riêng cho taxi -
Trước 31/3/2025, trình Thủ tướng quy định áp dụng mức khí thải của phương tiện đang lưu hành -
THACO AUTO đứng số 1 toàn cầu về chỉ số hài lòng của khách hàng mua xe KIA -
Hãng ô tô Trung Quốc đầu tiên đạt mốc 30 triệu xe xuất xưởng -
Ford F-Series: 43 năm vững vàng ngôi vua doanh số tại Mỹ -
BYD ghi dấu ấn với doanh số kỷ lục trong năm 2024
-
1 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
2 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
3 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
4 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam