Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Doanh nghiệp Thụy Sĩ tìm cơ hội kinh doanh phần mềm ở Việt Nam
Anh Hoa - 23/10/2015 10:30
 
Từ ngày 26 -30/ 10, đoàn doanh nghiệp Thuỵ Sỹ và Châu Âu sẽ đến Hà Nội, TP.HCM để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh với các công ty Việt Nam trong lĩnh vực Công Nghệ Thông tin Truyền thông (ICT) và phát triển phần mềm.

Chuyến đi do Chương trình Khuyến khích Nhập khẩu của Thuỵ Sỹ (SIPPO) và tcbe.ch – ICT Cluster Bern phối hợp với Đại sứ quán Thuỵ Sỹ tại Hà Nội, Tổng Lãnh Sự Quán Thuỵ Sỹ và Hiệp Hội Doanh Nghiệp Thuỵ Sỹ tại thành TP.HCM tổ chức.

Đoàn doanh nghiệp gồm đại diện của 20 doanh nghiệp vừa và nhỏ đến từ Thuỵ Sỹ, Đức, Ukraine và Estonia. Trong chuyến đi này, đại diện của nhiều ngành công nghiệp khác nhau sẽ đến thăm và làm việc tại các công ty ICT của Việt Nam và nước ngoài, các tổ chức giáo dục và các khu Công nghệ cao.

Thông qua hoạt động này, các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tìm kiếm các cơ hội kinh doanh với các công ty Việt Nam hoạt động trong ngành ICT và phát triển phần mềm. Chương trình SIPPO được quản lý bởi Doanh Nghiệp Toàn cầu Thuỵ Sỹ (S-GE) – cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư nước ngoài chính thức của Thuỵ Sỹ.

Việt Nam đứng thứ 10 trong số các quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm. Đây là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển và được Việt Nam đặc biệt ưu đãi đầu tư trong thời gian tới.
Việt Nam đứng thứ 10 trong số các quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm. Đây là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển và được Việt Nam đặc biệt ưu đãi đầu tư trong thời gian tới.

Chương trình này nhằm kết nối các nhà nhập khẩu từ Thuỵ Sỹ và các nước khác trong khối Hiệp Hội Mậu Dịch Tự Do Châu Âu – EFTA cũng như các nước châu Âu với các nhà cung cấp sản phẩm chất lượng cao đến từ 13 nước đối tác chính thức của chương trình, trong đó có Việt Nam.

Hiện ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam thu hút nguồn nhân lực hơn 400.000 lao động, riêng lĩnh vực công nghiệp phần mềm có khoảng 4.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Một trong những thị trường lớn của doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp phần mềm Việt Nam là Nhật Bản.

Theo Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), hầu hết các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đều có doanh thu tăng mạnh khi có các hoạt động gia công, xuất khẩu phần mềm sang thị trường Nhật Bản.

Do đó động thái của các doanh nghiệp Thụy Sĩ và Châu Âu đến Việt Nam thời điểm này cũng được doanh nghiệp hai nước kỳ vọng sẽ mở rộng cơ hội làm ăn trong thời gian tới. Đặc biệt, sẽ giúp Việt Nam giải được bài toán đặt ra cho ngành công nghiệp phần mềm hiện nay là nguồn nhân lực.

Tính đến thời điểm hiện tại, các công ty Thuỵ Sỹ tại Việt Nam đã đầu tư tổng cộng khoảng 2 tỷ USD vào hơn 100 dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thuỵ Sỹ là nước đứng thứ 4 trong số các nước Châu Âu đầu tư vào Việt Nam. Có khoảng hơn 100 công ty Thuỵ Sỹ hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Rất nhiều công ty trong số đó có quy mô vừa và nhỏ - tạo hơn 15.000 việc làm.

Hiện trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Thuỵ Sỹ ngày càng phát triển. Theo Cục Hải Quan Thuỵ Sỹ, trao đổi thương mại với Việt Nam đã đạt 1,5 tỷ USD trong năm 2014, tăng 35% so với năm trước. Trong năm 2014, hàng hoá Thuỵ Sỹ xuất khẩu sang Việt Nam đạt 460 triệu USD.

Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là dược phẩm, thiết bị máy móc và thiết bị, dụng cụ quang học, công nghệ y tế và đồng hồ. Trong cùng kỳ, Việt Nam đã xuất khẩu sang Thuỵ Sỹ tổng cộng 1.04 tỷ USD. Năm 2014 thặng dư thương mại giữa Việt Nam và Thuỵ Sỹ là hơn 580 triệu USD.

“Nóng” nhân lực công nghiệp phần mềm
Trong 3 lĩnh vực chính của ngành công nghệ cao Việt Nam gồm công nghiệp phần cứng, phần mềm và semi - conductor (bán dẫn), công nghiệp phần mềm đang...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư