
-
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên
-
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
![]() |
Dây chuyền lắp ráp ô tô Dongfeng Honda tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: AFP |
“Chúng ta đang chứng kiến làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các địa bàn khác, tuy nhiên Trung Quốc vẫn đầu tư thêm vào công nghệ”, Patrick Winter, giám đốc điều hành khu vực châu Á Thái Bình Dương của hãng dịch vụ tài chính Ernst&Young.
Theo chuyên gia này, làn sóng này sẽ chứng kiến nhiều nhà sản xuất đồ chơi và camera chuyển địa bàn tới Mexico trong khi các nhà sản xuất máy vi tính sẽ tính chuyện rời Trung Quốc đại lục sang Đài Loan. Còn các nhà sản xuất trong lĩnh vực khác, chẳng hạn như sản xuất ô tô đang xúc tiến kế hoạch mở rộng địa bàn sản xuất sang Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ.
Dù một số nhà máy đang chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc đại lục, nhưng quốc gia này vẫn đang bơm vốn mạnh vào công nghệ, trí tuệ nhân tạo, robot và blockchain để cải thiện chuỗi giá trị, nhằm phát triển và sản xuất các mặt hàng có giá trị cao hơn.
Chuyên gia Ernst&Young cho hay, rất nhiều khoản đầu tư đã được đổ vào công nghệ với kỳ vọng đưa Trung Quốc lên vị trí khác trong chuỗi cung ứng.
Kết quả khảo sát gần đây của Ernst&Young cho thấy hơn 67% các giám đốc điều hành cấp cao ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã nghĩ đến chuyện đa dạng hóa chuỗi cung ứng và xem lại vai trò của Trung Quốc khi đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Trên thực tế, việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng đồng nghĩa với việc mở rộng các nhà cung ứng, buộc nhà sản xuất phải “cân não” tới các chi phí tăng thêm, cách phản ứng trước biến cố và giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững.
“Những gì chúng ta chứng kiến trong nhiều thập kỷ qua là các chuỗi cung ứng được thiết lập tập trung và Trung Quốc có ảnh hưởng đáng kể đối với chi phí sản xuất và chi phí nhân công của các nhà sản xuất”, chuyên gia Winter nói.
Hướng đến một chuỗi cung ứng toàn cầu phi tập trung mới, đồng nghĩa sẽ phải kết nối nhiều trung tâm cung ứng hơn qua công nghệ, ông Winter nhấn mạnh.
Việc này buộc các doanh nghiệp phải xem lại bài toán quản lý chuỗi cung ứng sao cho hiệu quả, cả ở khía cạnh chi phí, chất lượng và giao nhận, chưa kể các yếu tố khác như sức chịu đựng, phản ứng cũng như sự linh hoạt của doanh nghiệp.
Trước khi nổ ra thương chiến Mỹ - Trung vào giữa năm 2018, chi phí sản xuất ở Trung Quốc đã bị đẩy lên cao do chi phí tiền lương leo dốc. Thương chiến và việc Mỹ tung đòn thuế quan mạnh tay lên hàng Trung Quốc càng khiến chi phí, giá cả các mặt hàng Trung Quốc tăng cao.
Tình hình trở nên trầm trọng hơn vào thời điểm Trung Quốc áp lệnh phong tỏa trên diện rộng và hạn chế đi lại nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan, nhưng lại khiến các chuỗi cung ứng và hoạt động logistics bị ngưng trệ.

-
Thỏa thuận "đình chiến" thương mại Mỹ - Trung: Góc nhìn chiến thuật cho các nước -
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao