-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Doanh nghiệp Việt ít gắn kết vào chuỗi giá trị
Hiện có 110 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tại các nền kinh tế APEC. Khối MSMEs có đóng góp quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn trong toàn khu vực APEC, chiếm tới 79% tổng số doanh nghiệp và đóng góp khoảng 65% về việc làm, 30 - 40% giá trị xuất khẩu trong khu vực APEC.
Tuy nhiên, theo số liệu báo cáo tại một hội thảo APEC về nâng cao năng lực xuất khẩu dịch vụ cho các MSMEs được tổ chức vào giữa tuần này cho thấy, chỉ có 21% MSMEs Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này khiến MSMEs của Việt Nam ít có khả năng được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa của khối FDI qua chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và nâng cao năng suất.
Hội thảo APEC về nâng cao năng lực xuất khẩu dịch vụ đánh giá, các MSMEs đang có nhiều cơ hội tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. |
Các chuyên gia đánh giá, nguyên nhân là do các MSMEs Việt Nam có nền tài chính mỏng, công nghệ còn yếu, nguồn nhân lực về cơ bản còn bất cập. Việc tiếp cận vốn, tài trợ thương mại còn hạn chế do chưa có đủ nguồn lực tài chính để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu; thiếu lao động có kỹ năng; thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp. Liên kết chuỗi giá trị yếu, quá trình sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam ít gắn kết vào chuỗi giá trị.
Theo ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), Chủ tịch điều hành APEC tại Việt Nam, thời gian qua, Việt Nam đã tổ chức nhiều sự kiện nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đặc biệt, vấn đề này cũng được các nền kinh tế thành viên tập trung bàn thảo trong Tuần lễ cấp cao APEC 2017 vừa qua. Cùng với đó, Chương trình Hỗ trợ thúc đẩy phát triển cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng là mục tiêu hành động trong năm 2017.
Tuy nhiên, ông Thái cũng cho rằng, hiện nay vẫn chưa có nhiều chương trình cụ thể hỗ trợ cho khối doanh nghiệp này, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ. Vẫn còn rất ít doanh nghiệp nhận thức được loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp có thế mạnh tại thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Cơ hội cho MSMEs Việt Nam không nhỏ
Ông Sergio Arzeni, Chủ tịch Ủy ban Doanh nghiệp nhỏ và vừa dịch vụ xuất khẩu APEC cho rằng, thời điểm hiện nay, sự phát triển kinh tế trong khu vực APEC đang rất khả quan, sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay và các năm tới. Chính vì vậy, cần tạo điều kiện cho các MSMEs có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó có việc cung cấp xuất khẩu dịch vụ.
“Tuy nhiên, để đạt được điều này còn phụ thuộc nhiều vào các nhà hoạch định chính sách và việc nắm bắt, tận dụng cơ hội của các doanh nghiệp”, ông Sergio Arzeni nói.
Đồng tình quan điểm này, bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) đánh giá, những thuận lợi trong khu vực APEC mà khối MSMEs Việt Nam có thể tận dụng là gia tăng xuất khẩu các ngành hàng mà Việt Nam có thế mạnh như hàng dệt may, giày dép, các sản phẩm và thiết bị điện tử, thủy sản; được hưởng các ưu đãi về thuế quan và có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị xuất khẩu ở các ngành hàng này.
Cùng với đó là các cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ như vận tải, thương mại điện tử, chăm sóc sức khỏe, du lịch, logistics, sự tự do di chuyển lao động có tay nghề qua biên giới các nước thành viên.
Chuyên gia của VCCI cũng nhận định, trong bối cảnh Việt Nam đã và đang là điểm sáng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tham gia vào các hiệp định thương mại tự do với những cam kết về cải thiện môi trường đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ trở thành lực hút đáng kể đối với các nhà đầu tư quốc tế, MSMEs Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu khi các tập đoàn lớn đầu tư vào Việt Nam, trong đó có việc cung cấp dịch vụ cho các tập đoàn này. Cơ hội không nhỏ, chỉ có điều, MSMEs Việt Nam có tận dụng được hay không mà thôi.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025