-
Lãnh đạo Cần Thơ cam kết tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động
-
Thúc đẩy đàm phán loạt FTA mới với Trung Đông, châu Phi
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 23/7/2025
-
Việt Nam thu 3,7 tỷ USD từ xuất khẩu sắt thép
-
Trọng trách với tăng trưởng của doanh nghiệp nhà nước -
Thị trường sữa “sóng sánh” với tân binh Siba Group
![]() |
Ông Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, sự phát triển của số hóa đã và đang thay đổi các nền kinh tế trên toàn cầu với tốc độ chóng mặt và Việt Nam không nằm ngoài dòng chảy này. |
Bắt nhịp với kinh tế số
Sáng 7/3/2019, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo “Các vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển Kinh tế số Việt Nam”, với sự tham dự của Ông Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cùng đại diện Ngân hàng Nhà nước, các doanh nghiệp như VNPay, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao…
Ông Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, cách mạng 4.0 sẽ tác động đáng kể làm chuyển dịch nền kinh tế số trên toàn cầu. Với Việt Nam, nếu điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm tăng cường tác động của kinh tế số tới sự phát triển kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và nâng cao chất lượng tăng trưởng.
"Thời gian qua, từ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đến các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã bắt nhịp với sự chuyển đổi của kinh tế số", ông Ousmane Dione nói.
Những thay đổi mạnh mẽ về công nghệ và số hóa được nhận định có tác động sâu sắc đến thương mại toàn cầu, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy này.
Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, thương mại điện tử xuyên biên giới đã tạo ra hàng nghìn tỷ USD trong hoạt động kinh tế những năm gần đây và đang tiếp tục tăng tốc. Khả năng truyền dữ liệu xuyên biên giới tạo nền tảng cho các mô hình kinh doanh mới, giúp tăng trưởng 10% GDP toàn cầu trong một thập kỷ qua.
"Nhìn chung, có thể hiểu rằng cuộc cách mạng 4.0 được xây dựng trên nền tảng của cuộc cách mạng kỹ thuật số với các công nghệ tiên tiến ngày càng giúp thu hẹp khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới mạng", Thứ trưởng Bộ Công Thương, Cao Quốc Hưng nhận định.
Ngày nay, một nửa dân số thế giới đã kết nối trực tuyến, một phần ba trên mạng xã hội, 53% là qua điện thoại di động và bao phủ ở mọi lứa tuổi, chủng tộc, địa lý và trình độ trên khắp hành tinh. Ước tính kinh tế số khu vực Đông Nam Á đạt 72 tỷ USD năm 2018 và dự kiến đạt 240 tỷ USD năm vào năm 2025.
Trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, kinh tế số được dự đoán có thể chiếm tới 60% GDP khu vực vào năm 2021 Nền kinh tế số rõ ràng hiện nay ngày càng bao phủ trong tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Điều chỉnh chính sách
Theo ông Ousmane Dione, những yếu tố quan trọng để thúc đẩy kinh tế số tại Việt Nam trong thời gian tới tiếp tục là câu chuyện chính sách.
Các doanh nghiệp đều ủng hộ mạnh mẽ mục tiêu của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy sự phát triển của Internet và nền kinh tế số tại Việt Nam, đồng thời đảm bảo an ninh dữ liệu và bảo vệ người sử dụng Internet, đặc biệt, Việt Nam đã tiếp cận đúng hướng, với nền tảng là Luật An ninh mạng, qua đó có thể thu hút đầu tư nhiều hơn cũng như mở đường cho doanh nghiệp khởi nghiệp ...
Tuy nhiên, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, để nền kinh tế số phát triển một cách bền vững thì cần phải có các giải pháp hỗ trợ đồng bộ và sự nỗ lực từ nhiều phía, trong đó có sự thay đổi chính sách để phù hợp với sự chuyển động của thực tế.
Nhìn nhận về quá trình hoàn thiện khung chính sách cho phát triển Kinh tế số tại Việt Nam, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho rằng, thời gian qua, những văn bản quy phạm pháp luật để thúc đẩy phát triển kinh tế số đã có cơ sở khá đầy đủ.
Có một thực tế, trong khi thương mại điện tử phát triển nhanh tại các đô thị lớn thì tại khu vực nông thôn bộc lộ nhiều hạn chế hơn. Việc tận dụng nền tảng thương mại điện tử sẽ khơi thông dòng chảy của hàng hóa, sản phẩm nông sản…đẩy nhanh lưu thông hàng hóa...
Báo cáo về việc phát triển kinh tế số tại Việt Nam, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thông tin, dù còn có chênh lệch ở các vùng miền, nhưng kinh tế số ngày càng khẳng định vai trò quan trọng. Việt Nam hiện có hơn 96 triệu dân số, 64 triệu người sử dụng Internet, 57% dân số có tài khoản mạng xã hội.
Năm 2018 thương mại điện tử tăng trưởng 30% với tổng doanh thu bán lẻ của thương mại điện tử đạt 8 tỷ USD. Dự kiến, đến năm 2020 con số này sẽ đạt từ 13-15 tỷ USD.

-
Khát vọng vươn mình từ những Đại hội -
Chính thức đầu tư bổ sung hơn 37.503 tỷ đồng vốn điều lệ năm 2025 cho VEC -
Xuất khẩu sắt thép sang Canada giảm -
Đèo Cả tiếp nối sứ mệnh gánh vác “việc lớn, việc khó” trong xây dựng hạ tầng -
Cả nước có 33 thương nhân đầu mối, 258 thương nhân phân phối xăng dầu -
THACO INDUSTRIES nhắm đích nhà sản xuất OEM hàng đầu khu vực ASEAN -
Cải cách vượt trội giúp Hải quan Hữu Nghị thu hút 700 doanh nghiệp mới trong nửa năm
-
1 Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
2 Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển
-
3 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
4 Thị trường tài sản số thu hút tay chơi lớn
-
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác chuyên môn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân